Loading: %
Close
Menu

Mẫu bài test phỏng vấn kế toán mới nhất!

Mục lục bài viết

Đối với một công việc yêu cầu độ chính xác cao như kế toán thì ứng viên chắc chắn không thể tránh khỏi những bài test năng lực. Tuy nhiên, nghiệp vụ kế toán là rất rộng, từ kế toán thuế, kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán đến kế toán sản xuất, kế toán dự án, kế toán kho,…Tương ứng với mỗi loại nghiệp vụ, nhà tuyển dụng có thể sẽ thiết kế một bài test phỏng vấn kế toán riêng. 

Do đó, các kế toán viên hãy nghiên cứu thật kỹ bài viết dưới đây và chuẩn bị hành trang tốt nhất cho mình trong quá trình tìm việc nhé.

» Tham khảo: Những bài test phỏng vấn thường gặp

1. Những bài test thường dùng để phỏng vấn kế toán

Việc nhà tuyển dụng đánh giá trình độ chuyên môn và kiểm tra năng lực của ứng viên thông qua các bài test phỏng vấn đã không còn là điều quá xa lạ. Đây chính là cơ sở để họ chọn lọc ra ứng viên tiềm năng nhất. 

Trong mỗi bài test phỏng vấn kế toán, nhà tuyển dụng thường tập trung vào 4 dạng bài gồm:

1.1. Dạng bài test lý thuyết

Một số câu hỏi lý thuyết khá đơn giản có thể xuất hiện trong các bài test phỏng vấn kế toán như:

1/ Nguyên tắc kế toán là gì? Trong luật kế toán, có mấy loại nguyên tắc kế toán cơ bản?

2/ Theo luật định hiện hành, hệ thống tài khoản kế toán đang áp dụng theo thông tư bao nhiêu?

3/ Liệt kê các loại tài khoản có trong hệ thống tài khoản kế toán.

4/ Theo bạn, công việc cơ bản của một kế toán nội bộ là gì?

5/ Nêu các loại chuẩn mực kế toán đang được áp dụng.

7/ Đối tượng kế toán là gì? Làm cách nào để xác định được đối tượng kế toán?

8/ Vai trò của bộ phận kế toán trong doanh nghiệp là gì? 

9/ Ai là người được phép sử dụng thông tin kế toán?

10/ Theo bạn khi nào thì kế toán viên cần thực hiện nghiệp vụ kết chuyển? Và sử dụng loại tài khoản nào để kết chuyển?

Bạn không cần quá lo lắng vì những câu hỏi lý thuyết tương tự như trên thực sự rất đơn giản. Chỉ cần là người biết một chút về nghiệp vụ kế toán thì đều trả lời được.

1.2. Dạng bài test xử lý tình huống

Nắm được kiến thức chuyên môn thôi là chưa đủ, một kế toán viên giỏi còn phải có khả năng ứng biến trước những tình huống phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp. 

Đó là lý do vì sao nhà tuyển dụng luôn đưa các câu hỏi tình huống giả định và yêu cầu ứng viên tìm cách giải quyết.

Thông qua bài test xử lý tình huống, nhà tuyển dụng không chỉ đánh giá được trình độ nghiệp vụ, mà còn kiểm tra được tâm lý của ứng cử viên khi đối mặt với những sự cố ngoài tầm kiểm soát. 

Lưu ý: Đây là câu hỏi dạng tự luận, do đó nhà tuyển dụng sẽ nhận được rất nhiều câu trả lời. Số điểm mà ứng viên nhận được sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ hợp lý của đáp án. 

Một số ví dụ cho dạng bài tập xử lý tình huống như:

1/ Vào tháng 3/2022, công ty A xuất một lô hàng chứa 500 sản phẩm. Tuy nhiên khách hàng lại trả lại 200 sản phẩm với lý do sản phẩm bị lỗi. Vậy theo bạn, kế toán của công ty A cần hạch toán như thế nào khi mà tháng trước đó đã ghi nhận doanh thu của 500 sản phẩm? 

2/ Công ty A có dự định bán sản phẩm ra thị trường với mức giá thấp hơn giá vốn. Giám đốc công ty này yêu cầu bộ phận kế toán dự tính khoản lỗ phát sinh. Lúc này kế toán cần thực hiện những hoạt động gì để đưa ra kết quả dự đoán?

3/ Giả sử tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đã làm xong vào tháng 10 nhưng đến tháng 11 mới phát hiện ra lỗi. Trong trường hợp này, kế toán viên cần làm gì để sửa lỗi khi đã đóng sổ kế toán? Nên áp dụng cách thức sửa lỗi nào?

Những câu hỏi tình huống xuất hiện trong bài test phỏng vấn kế toán thường có độ khó nhất định. Do đó ứng viên cần có kinh nghiệm xử lý nghiệp vụ vững vàng thì mới có thể đưa ra được câu trả lời thỏa đáng nhất. Trong trường hợp chưa có kinh nghiệm, hãy vận dụng kiến thức cơ bản kết hợp với các tình huống hạch toán mà bạn đã được học để đưa ra câu trả lời theo ý hiểu nhé.

» Tham khảo: Kỹ năng giải quyết vấn đề

1.3. Dạng bài test nghiệp vụ cần hạch toán

Ngoài những câu hỏi lý thuyết cơ bản và bài tập tình huống thì trong các bài test phỏng vấn kế toán còn có dạng bài tập hạch toán, yêu cầu lập báo cáo chi tiết và một số bài tập khác có liên quan tới hạch toán nghiệp vụ thông qua hệ thống tài khoản kế toán.

Các bài test hạch toán nghiệp vụ được thiết kế dành cho ứng viên xin việc thường đơn giản hơn một chút so với những bài test nội bộ để kiểm tra trình độ nhân viên kế toán trong các doanh nghiệp.

Dưới đây là một ví dụ minh họa về dạng bài tập hạch toán nghiệp vụ có thể xuất hiện trong các bài test kế toán. 

- Ngày 1/5, công ty thanh toán 300 triệu VNĐ tiền nhập khẩu lô hàng gồm 500 sản phẩm, thanh toán bằng hình thức chuyển khoản.

- Ngày 10/5, công ty bán ra 300 sản phẩm với mức giá 100 nghìn đồng/sản phẩm cho người mua nợ. Người này hứa sẽ thanh toán tiền hàng qua chuyển khoản vào ngày 20/5.

- Ngày 30/5, công ty bán hết số sản phẩm nhập đầu tháng với mức giá 100 nghìn đồng/sản phẩm và được thanh toán ngay bằng hình thức chuyển khoản.

Hãy hạch toán toàn bộ nghiệp vụ phát sinh trong tháng 5 và trình bày thông qua tài khoản chữ T.

Để làm được dạng bài tập này, đầu tiên kế toán viên cần xác định được những hoạt động xảy ra theo trình tự thời gian, sau đó hạch toán từng tài khoản có liên quan một cách chính xác.

1.4. Câu hỏi bên lề

1/ Theo bạn, đức tính nào là cần thiết khi làm việc ở bộ phận kế toán? 

2/ Theo bạn, một kế toán viên giỏi cần rèn luyện những kỹ năng nào?

3/ Bạn có biết kế toán viên thường sử dụng phần mềm nào để thực hiện các nghiệp vụ kế toán không? 

Hoặc là những câu hỏi như: Nếu bạn sai sót trong quá trình hạch toán hoặc nhập số liệu và gây ra hậu quả cho công ty, bạn có sẵn sàng chịu trách nhiệm cho lỗi sai này không?

Những câu hỏi bên lề kiểu này thường chỉ xuất hiện trong các bài test kế toán dành cho ứng viên. Thông qua câu trả lời, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được phần nào thái độ cũng như cách nhìn nhận của ứng viên đối với công việc.

2. Mẫu bài test phỏng vấn kế toán

Tải mẫu bài test phỏng vấn kế toán tổng hợp » TẠI ĐÂY

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bài test phỏng vấn kế toán mà chúng tôi muốn gửi đến quý bạn đọc, đặc biệt là dân kế toán. Mong rằng sau khi nghiên cứu bài viết này, bạn có thể nắm bắt được 4 dạng bài test nghiệp vụ cơ bản để phục vụ cho công việc của mình. Chúc bạn vượt qua bài test này với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự tự tin nhất nhé.

Xem những vị trí KFC đang tuyển dụng » TẠI ĐÂY


Tìm việc làm

Việc làm khác

CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH KFC VIỆT NAM

Mã số thuế: 0100773885 - Ngày cấp:29/10/1998 - Nơi cấp: Cục Thuế Thành Phố Hà Nội

Địa chỉ: Số 292 Bà Triệu, P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Số điện thoại: (028) 38489828 - Email:job@kfcvietnam.com.vn

Tra cứu kết quả