Mục lục bài viết
Thuật ngữ Inbound Marketing được giới thiệu lần đầu tiên bởi HubSpot vào năm 2005 và từ đó cho đến nay, Inbound Marketing đã trở thành chiến lược tiếp thị hàng đầu được tất cả các marketer áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Vậy thực chất thì Inbound Marketing là gì? Quy trình áp dụng Inbound Marketing được tiến hành như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!
» Có thể bạn quan tâm: Marketing Mix là gì?
Inbound Marketing là một chiến lược tiếp thị tập trung vào việc tạo ra nội dung chất lượng nhằm thu hút khách hàng tiềm năng chủ động tìm đến doanh nghiệp.
Chỉ cần làm tốt việc này, bạn sẽ có ngay một lượng khách truy cập tự nhiên ở mức ổn định, và sau đó bạn có thể sử dụng thêm một số công cụ xúc tiến để biến họ trở thành khách mua hàng thực sự, thậm chí trở thành khách hàng trung thành.
Cần phải nhấn mạnh rằng kỹ thuật then chốt của Inbound Marketing là kỹ thuật không xâm lấn (non-intrusive techniques). Tức là bạn đang kết nối với khách hàng tiềm năng một cách tự nhiên, chứ không phải cản trở cuộc sống hàng ngày của họ bằng những lời quảng cáo rầm rộ hoặc những email/tin nhắn rác.
Inbound Marketing mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp SMEs có nguồn ngân sách hạn chế.
Dưới đây là 5 lợi ích không thể phủ nhận của Inbound Marketing:
Theo kết quả khảo sát của HubSpot:
- Chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng (CPL) của Inbound Marketing rơi vào khoảng $134, chỉ bằng 40% so với Outbound Marketing (khoảng $332).
- Inbound Marketing giúp doanh nghiệp tăng ROI cao hơn gấp 3 lần so với Outbound Marketing bất kể doanh nghiệp thuộc mô hình B2B hay B2C.
- 34% khách hàng tiềm năng được tạo ra thông qua Inbound Marketing, trong khi đó con số này là 22% đối với Outbound Marketing.
Còn theo nghiên cứu “Kết quả của Inbound Marketing”, phương pháp này cho phép bạn:
- Tạo ra lượng khách hàng tiềm năng chất lượng: cứ mỗi 370 lượt truy cập, doanh nghiệp thu về khoảng 12 lượt đăng ký.
- x2 lượng khách hàng tiềm năng trong vòng 1 năm và x7 trong vòng 2 năm.
- Tăng lượt truy cập vào trang web. Trong năm đầu tiên, lượng truy cập có thể x4, và trong năm thứ hai, lượng truy cập có thể x12.
Nhìn vào các con số thống kê trên đây, bạn đã thấy rõ lợi ích “tối thượng” mà các doanh nghiệp có được khi sử dụng chiến lược Inbound Marketing rồi chứ?
Hiệu quả bền vững mà chỉ Inbound Marketing mới có thể làm được là tạo dựng, duy trì các mối quan hệ lâu dài và thực sự hữu ích đối với khách hàng.
Khách hàng được tạo ra thông qua Inbound Marketing không phải khách mua hàng nhất thời, mà họ đã tìm hiểu nhất định về sản phẩm và doanh nghiệp trong một khoảng thời gian trước đó thì mới đưa ra quyết định mua hàng. Điều này chứng tỏ rằng họ thực sự tin tưởng vào doanh nghiệp của bạn, và thường thì 90% những người này sẽ trở thành khách hàng trung thành trong tương lai.
Tối ưu hóa chi phí và doanh thu không phải là mục tiêu duy nhất mà các marketer hướng đến. Ngoài hai yếu tố này thì thương hiệu cũng là yếu tố vô cùng quan trọng, có khả năng ảnh hưởng đến sự “tồn vong” của doanh nghiệp.
Và Inbound Marketing chính là phương pháp hoàn hảo giúp bạn nâng cao độ nhận diện cho thương hiệu của mình thông qua việc đính kèm logo trong tất cả các hình thức content và thường xuyên sử dụng tông màu chủ đạo của doanh nghiệp để thiết kế hình ảnh.
Nếu lướt một vòng fanpage, giao diện app và giao diện website của Baemin, bạn sẽ để ý thấy tông màu chủ đạo mà team Marketing của Baemin sử dụng chính là màu xanh mint, và đây cũng chính là màu nhận diện thương hiệu của hãng này. Từ đó về sau khi nhìn thấy đồ vật gì đó cũng có màu xanh mint, người dùng sẽ vô thức nghĩ ngay tới Baemin. Và đây cũng chính là điều mà Baemin hướng tới.
Theo khảo sát của Gallup, sự hứng thú của khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm sẽ tăng lên 47% nếu thông tin về sản phẩm này được trình bày chi tiết và đầy đủ. Còn nếu thông tin ở dạng trực quan hơn, ví dụ như video hướng dẫn hoặc video unbox thì con số này có thể tăng lên đến 62%.
Đối với Outbound Marketing, lượng người tiếp cận với quảng cáo của bạn là rất nhiều, thế nhưng lượng khách hàng có nhu cầu thật sự thì lại rất ít. Khoảng thời gian từ lúc bắt đầu tiếp cận với nội dung quảng cáo cho đến khi chốt đơn là rất dài.
Lấy ví dụ, một người trong lúc chờ đèn đỏ thì bắt gặp banner quảng cáo sản phẩm xe điện của thương hiệu A. Nếu quảng cáo xuất hiện quá nhiều lần, hoặc quảng cáo thực sự ấn tượng đến mức khiến anh ta nhớ mãi không quên thì theo bản năng tò mò, rất có thể anh ta sẽ tìm kiếm thông tin về sản phẩm và thương hiệu A trên Google. Thế nhưng dù cho sản phẩm thật sự tốt, thương hiệu cũng rất đáng tin cậy thì người dùng này vẫn có thể không mua bởi vì xe điện không phải là cái anh ấy cần ở thời điểm hiện tại.
Trong khi đó, đối tượng mà Inbound Marketing nhắm tới lại toàn là những người thật sự có nhu cầu. Họ đang tìm một giải pháp nào đó để tháo gỡ vấn đề ở thời điểm hiện tại. Do đó, tỷ lệ chuyển đổi từ lead (khách hàng tiềm năng) thành customer (khách mua hàng thực sự) và tỷ lệ chốt sale thành công cũng sẽ cao hơn rất nhiều so với Outbound Marketing.
Quy trình áp dụng Inbound Marketing diễn ra theo 5 giai đoạn:
- Thu hút lưu lượng truy cập;
- Chuyển đổi;
- Tự động hóa tiếp thị (Marketing Automation);
- Gây dựng lòng trung thành;
- Phân tích kết quả.
Bước đầu tiên là thu hút người dùng truy cập vào trang web của thương hiệu. Tuy nhiên, thay vì tìm cách tạo lượt truy cập ồ ạt, hãy tìm cách thu hút những người dùng thực sự chất lượng ghé thăm trang web - những người phù hợp với hồ sơ khách hàng lý tưởng của bạn nhờ vào nội dung chất lượng, hấp dẫn và trả lời được các câu hỏi của họ.
Điều này có thể đạt được thông qua nhiều kỹ thuật như: blog, mạng xã hội, chiến lược từ khóa và SEO, thậm chí là quảng cáo ra nước ngoài.
Khi người dùng đã truy cập trang web của bạn, đừng để họ rời đi mà không thu thập được bất cứ dữ liệu nào. Hãy biến họ từ người lạ trở khách hàng tiềm năng và sẵn sàng nhận thông tin tiếp theo từ bạn.
Để làm được điều này, chiến lược cổ điển được nhiều marketer áp dụng thành công là cung cấp cho họ nội dung có giá trị (ebook, webinar, case study điển hình hoặc các tờ hướng dẫn) để đổi lấy dữ liệu của họ dưới dạng biểu mẫu. Trong mọi trường hợp, mục tiêu ở giai đoạn này sẽ luôn là thu thập dữ liệu của họ và thêm thông tin của họ vào cơ sở dữ liệu của bạn.
Bạn có thể tham khảo các kỹ thuật như:
- Lead scoring: Kỹ thuật dựa trên việc thiết kế một hệ thống đánh giá cho phép bạn đánh giá một cách khách quan khả năng để khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng.
- Lead nurturing: Dựa trên điểm số thu được và các đặc điểm của khách hàng tiềm năng, bạn có thể thiết kế một loạt các quy trình tự động để cung cấp thông tin liên quan và câu trả lời cho các vấn đề mà khách hàng gặp phải.
» Tìm hiểu ngay: 4P trong Marketing
Ngay cả khi khách hàng tiềm năng của bạn đã chuyển đổi thành khách mua hàng thì quá trình Inbound Marketing vẫn chưa kết thúc. Ở giai đoạn này, bạn cần làm cho khách hàng này ở lại với bạn càng lâu càng tốt. Bạn sẽ tiếp tục xuất bản và chia sẻ nội dung giúp họ sử dụng tốt hơn sản phẩm/dịch vụ của bạn và làm hài lòng họ với tư cách là một đối tác.
Ngoài ra bạn cũng cần thiết kế một chiến lược marketing dành riêng cho khách hàng thân thiết. Điều này thực sự rất có lợi cho công ty, vì chi phí duy trì một khách hàng ít tốn kém hơn nhiều so với việc có được một khách hàng mới từ đầu.
Không có chiến lược Inbound Marketing nào là hoàn chỉnh nếu bạn không có kế hoạch đo lường và phân tích kết quả. Trong giai đoạn này, bạn sẽ phải xác định cẩn thận các KPI, và những số liệu phù hợp nhất để đánh giá liệu chiến lược của bạn có thành công hay không.
Bạn cũng cần thiết lập kế hoạch đánh giá định kỳ để kịp thời điều chỉnh các hành động đã được thiết lập trước đó nếu cần. Điều này sẽ cải thiện chiến lược Inbound Marketing của bạn.
Điều cần thiết trước khi thiết lập và triển khai chiến lược inbound marketing chính là nghiên cứu thật kỹ đối tượng khách hàng mà bạn đang hướng tới.
- Họ là ai? Họ bao nhiêu tuổi? Có yêu cầu gì về thu nhập của họ không?
- Nhu cầu, sở thích của họ là gì?
- Họ lo lắng điều gì khi sử dụng sản phẩm?
- Nỗi đau (Pain points) của họ là gì?
- Họ quan tâm tới yếu tố nào nhất trong các yếu tố sau: chất lượng sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối hay chương trình khuyến mại?,...
Điểm khác biệt dễ thấy nhất giữa Inbound với Outbound Marketing là nội dung thực sự hữu ích và “gãi đúng chỗ ngứa” của họ, chứ không phải nội dung thuần quảng cáo và chỉ tập trung vào sản phẩm hay thương hiệu. Do đó, để có một chiến lược Inbound Marketing thành công, các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch nội dung đa dạng và thực sự chuyên nghiệp, mang tính tương tác với người xem. Đó có thể là blog, video hướng dẫn sử dụng, video unbox, infographics hoặc các bài review/feedback từ khách hàng cũ.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần cá nhân hóa nội dung theo văn phong của người dùng để thu hút họ đến với thương hiệu của bạn. Nếu đối tượng khách hàng của bạn là giới trẻ thì văn phong trong từng content của bạn phải sâu sắc pha chút hài hước, thậm chí là đú trend. Nhưng nếu đối tượng của bạn là người trung niên hoặc người có thu nhập cao thì văn phong của bạn lại phải đảm bảo xúc tích, câu từ rõ ràng.
Hy vọng tất cả thông tin xoay quanh chủ đề Inbound Marketing vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm một chút về phương pháp tiếp thị hiệu quả này và biết cách áp dụng vào kế hoạch kinh doanh riêng của mình.