Mục lục bài viết
Kỹ sư phần mềm (Software Engineer) là một trong những công việc có mức tăng trưởng lên tới 25% được Cục Lao động Hoa Kỳ dự báo trong giai đoạn 2021 - 2031. Nếu bạn quan tâm đến việc trở thành kỹ sư phần mềm trong tương lai thì nhất định phải theo dõi bài viết này nhé. Ngoài việc giúp bạn trả lời câu hỏi “Làm kỹ sư phần mềm là làm gì?”, chúng tôi sẽ giúp bạn xác định xem đây có phải là lĩnh vực nghề nghiệp tốt nhất cho bạn hay không. Cùng tìm hiểu nhé!
» Tìm hiểu về công việc: Phát triển ứng dụng
Kỹ sư phần mềm hay nhà phát triển phần mềm là người thiết kế và phát triển các giải pháp phần mềm hiệu quả để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Hầu hết các Kỹ sư phần mềm đều chuyên về một lĩnh vực nhất định và có thể làm được mọi thứ, từ việc thiết kế ứng dụng web và hệ thống quản lý nội dung đến thiết kế hệ điều hành và phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu.
Các kỹ sư phần mềm thường sẽ thuộc 1 trong 2 loại:
- Nhà phát triển hệ thống (Systems Developers);
- Nhà phát triển ứng dụng (Application Developers).
Systems Developers, đôi khi còn được gọi là kỹ sư lập trình Backend, là người phát triển và triển khai các ứng dụng và chương trình cho hệ thống xử lý phụ trợ được sử dụng trong các doanh nghiệp và tổ chức.
Hệ thống xử lý phụ trợ là các phần hậu trường của phần mềm, không có giao diện người dùng cuối (ngoại trừ mục đích quản trị). Ví dụ, chúng được sử dụng rất nhiều trong hệ thống ngân hàng trực tuyến và hệ thống nhân sự.
Công việc điển hình của một nhà phát triển hệ thống bao gồm:
- Thảo luận về các yêu cầu của khách hàng và đề xuất giải pháp với các Senior Developer (dành cho nhà phát triển ở trình độ kỹ năng trung cấp trở xuống)
- Sử dụng các công cụ phát triển phần mềm để viết và kiểm tra mã code
- Viết tài liệu hướng dẫn vận hành
- Chạy thử nghiệm và sửa đổi hệ thống để đảm bảo rằng chúng hoạt động ổn định
- Đào tạo và hỗ trợ người dùng
- Trả lời phản hồi
- Phát hiện lỗi, chẩn đoán và sửa lỗi
Làm việc với tư cách là một nhà phát triển ứng dụng thì bạn sẽ tập trung vào khách hàng nhiều hơn, tức là bạn sẽ thiết kế các phần mềm mà người dùng cuối tương tác. Điều này trái ngược hẳn với nhiệm vụ của một nhà phát triển hệ thống.
Công việc điển hình của một nhà phát triển ứng dụng bao gồm:
- Phát triển ứng dụng cho iOS, Android, Windows hoặc các hệ điều hành khác
- Tiến hành phân tích các yêu cầu của khách hàng. Bao gồm yêu cầu về các chức năng cốt lõi và cả chức năng không cốt lõi (chẳng hạn như mức độ bảo mật và nhu cầu về hiệu suất).
- Thiết kế chương trình, sau đó đưa ra hướng dẫn cho các lập trình viên - những người viết mã máy tính và kiểm tra nó
- Nếu chương trình không hoạt động như mong đợi hoặc nếu người kiểm thử thấy nó quá khó sử dụng, kỹ sư phần mềm sẽ quay lại quy trình thiết kế để khắc phục sự cố hoặc cải tiến chương trình.
- Sau khi chương trình được phát hành cho khách hàng, kỹ sư phần mềm có thể phát hành bản cập nhật phần mềm nhằm thực hiện nâng cấp và bảo trì
Cũng như nhiều công việc khác, nếu muốn trở thành một kỹ sư phần mềm thành công, bạn sẽ cần cả một số kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm để bắt đầu sự nghiệp của mình.
Để làm tốt công việc trong vai trò Kỹ sư phần mềm, bạn phải đảm bảo tiêu chuẩn về kỹ năng chuyên môn như:
- Am hiểu cấu trúc dữ liệu
Cả lập trình viên và kỹ sư phần mềm đều sử dụng cấu trúc dữ liệu và thuật toán để xây dựng nên các chương trình máy tính. Do đó, việc am hiểu về cấu trúc dữ liệu và thuật toán sẽ giúp các kỹ sư phần mềm viết code hiệu quả và tối ưu hóa.
- Kỹ năng kiểm thử phần mềm
Các kỹ sư phần mềm phải biết chạy thử các chương trình và ứng dụng mới thì mới có thể đưa ra đánh giá về các tính năng trên ứng dụng. Họ cũng phải biết vòng đời phát triển phần mềm để lập kế hoạch, thử nghiệm và triển khai hệ thống.
- Thành thạo các loại ngôn ngữ lập trình
Kỹ sư phần mềm là người viết code cho các chương trình và ứng dụng máy tính. Do đó bạn phải thông thạo một số ngôn ngữ lập trình sau:
+ Java: Ngôn ngữ lập trình này giúp bạn sản xuất phần mềm trên nhiều nền tảng mà không cần biên dịch lại. Mã này chạy trên gần như tất cả các hệ điều hành, bao gồm cả Mac OS lẫn Windows.
+ JavaScript: Hầu hết các trang web đều được viết bằng Javascript. Ngôn ngữ này cho phép người dùng cập nhật nội dung, tạo hiệu ứng hình ảnh, vận hành đa phương tiện và lưu trữ các biến.
+ SQL: Còn được gọi là Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc - Structured Query Language. Ngôn ngữ máy tính này là tiêu chuẩn để thao tác dữ liệu và quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ. Các chuyên gia sử dụng SQL để quản lý dữ liệu có cấu trúc - nơi tồn tại mối quan hệ giữa các biến và thực thể.
+ C++: Được coi là ngôn ngữ lập trình đa năng, hướng đối tượng, C++ sử dụng cả ngôn ngữ cấp thấp và cấp cao. Vì hầu như tất cả các máy tính đều chứa C++ nên các kỹ sư phần mềm không thể không thành thạo ngôn ngữ này. C++ bao gồm hầu hết các chương trình C mà không cần chuyển đổi dòng mã nguồn. C++ chủ yếu thao tác với văn bản, số và các tác vụ khác do máy tính thực hiện.
+ C#: Được phát triển lần đầu bởi Microsoft, ngôn ngữ lập trình này đơn giản hơn các ngôn ngữ khác, nhưng nó bao gồm các thành phần của C++ và Java. Điều này tăng thêm sự an toàn và tăng hiệu suất.
+ Python: Ngôn ngữ lập trình cấp cao này chứa ngữ nghĩa động, cấu trúc, kiểu gõ và liên kết kết nối các thành phần hiện có. Cú pháp Python rất dễ học mà không cần đến giai đoạn biên dịch, giúp giảm thiểu việc bảo trì chương trình và nâng cao năng suất. Python cũng hỗ trợ sử dụng mô-đun và gói, cho phép các kỹ sư sử dụng ngôn ngữ cho các dự án khác nhau.
Để có thể tiến xa hơn trong ngành này, ít nhất kỹ sư phần mềm phải giỏi ở 2 kỹ năng là Đọc & Viết, bởi các tài liệu hướng dẫn cũng như ngôn ngữ lập trình mà bạn sử dụng để code đều sử dụng ngôn ngữ thông dụng duy nhất là tiếng Anh.
Ngoài ra bạn cũng cần trau dồi thêm càng nhiều vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành IT càng tốt. Làm được như vậy thì bạn mới có cơ hội tiếp cận với nhiều tài liệu chuyên ngành nâng cao.
Còn những bạn Software Engineer nào giỏi cả 4 kỹ năng là Nghe - Nói - Đọc - Viết thì quá tuyệt vời rồi. Đây chính là bàn đạp giúp bạn nâng cao cơ hội được làm việc trong các tập đoàn lớn về công nghệ hoặc các doanh nghiệp nước ngoài đấy.
Kỹ sư phần mềm phải thành thạo trong giao tiếp, bởi vì họ phải thường xuyên báo cáo tiến độ cho người giám sát, giải thích sản phẩm cho khách hàng hoặc phối hợp với các thành viên trong nhóm để làm việc cho cùng một dự án.
Quá trình phát triển phần mềm có thể yêu cầu các kỹ sư buộc phải phân chia sự chú ý giữa các mô-đun khác nhau của cùng một dự án hoặc phải chuyển đổi giữa các dự án khác nhau để kịp tiến độ bàn giao.
Bạn biết đấy, xác suất để một ứng dụng hoạt động mượt mà, thành công ngay trong lần chạy thử nghiệm đầu tiên là rất hiếm, thậm chí không có. Chắc chắn sau mỗi lần chạy thử nghiệm sẽ nảy sinh ra rất nhiều vấn đề và sự cố kỹ thuật cần bạn phải giải quyết. Đấy là còn chưa kể tới hàng loạt vấn đề gây tranh cãi phát sinh giữa người với người.
Như vậy, để thành công với tư cách là một Kỹ sư phần mềm thì bạn nhất định phải nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề của mình nhé.
Dù bạn phát triển theo hướng Systems Developers hay Application Developers thì trong quá trình làm việc, bạn đều phải cộng tác với nhiều người khác nữa thì mới có thể hoàn thành dự án.
Như Systems Developers thì làm việc với các Kiến trúc sư thiết kế phần mềm (Systems Architects) và Chuyên viên phân tích dữ liệu. Còn Application Developers thì cộng tác với các nhà thiết kế đồ họa, nhân viên dịch vụ khách hàng, quản lý dự án và các bộ phận tiếp xúc với khách hàng khác.
Do đó, nếu như bạn cảm thấy khó chịu khi phải làm việc nhóm thì Kỹ sư phần mềm có lẽ không phải lĩnh vực nghề nghiệp dành cho bạn.
Kỹ sư phần mềm cần phải tỉ mỉ ngay từ khâu lên kế hoạch, viết code, chạy thử nghiệm, sửa lỗi cho đến khi phát hành sản phẩm ra ngoài thị trường. Nghề này đòi hỏi sự chính xác gần như tuyệt đối, thế nên hãy rèn thói quen duy trì sự tập trung cao độ ngay cả những việc nhỏ nhất bạn nhé.
Như vậy chúng ta đã cùng nhau khám phá tất tần tật về công việc Kỹ sư phần mềm, bao gồm mô tả công việc và các yêu cầu về trình độ học vấn cũng như kỹ năng mềm. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghề nghiệp này và có thêm sự lựa chọn mới trong lĩnh vực IT. Hãy chia sẻ bài viết để ủng hộ chúng tôi ra thêm nhiều bài viết hữu ích nhé!
» Tham khảo: Việc làm IT lương cao