Loading: %
Close
Menu

Lương cơ sở là gì? Mức lương cơ sở năm 2022 là bao nhiêu?

Mục lục bài viết

Lương cơ sở là gì? Mức lương cơ sở năm 2022 là bao nhiêu? Phân biệt lương cơ sở và lương cơ bản khác nhau như thế nào? Đây là những thắc mắc mà nhiều người trong chúng ta đang loay hoay tìm câu trả lời. Vì thế, trong bài viết này, hãy cùng KFC đi tìm hiểu thật chi tiết những vấn đề liên quan đến lương cơ sở nhé!

» Tham khảo: Lương tối thiểu vùng là gì?

Lương cơ sở là gì?

Căn cứ theo Nghị Định 72/2018/NĐ - CP do chính phủ ban hành ngày 15/08/2018 tại Điều 3, Khoản 2 thì lương cơ sở là mức căn cứ để tính:

- Tất cả các khoản liên quan đến lương, phụ cấp hàng tháng áp dụng cho những đối tượng được quy định trong Nghị định

- Mọi chi phí phát sinh để phục vụ cho sinh hoạt và các hoạt động khác

- Các chế độ mà người lao động được hưởng theo thỏa thuận hợp đồng và tính các khoản doanh nghiệp trích nộp để thực hiện nghĩa vụ hoặc chi trả.

Mức lương cơ sở năm 2022

Căn cứ vào tình hình thực tế mỗi năm mà Chính phủ sẽ trình cho Quốc hội xem xét để điều chỉnh mức lương cơ sở sao cho phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và ngân sách nhà nước.

Thực hiện theo Nghị định 38/2019/NĐ - CP ban hành ngày 09/05/2019 thì bắt đầu từ ngày 01/01/2022 mức lương cơ sở không tăng. 

Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022 được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 34/2021/QH15 ban hành ngày 13/11/2021 quy định lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương, ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho những người nghỉ hưu trước năm 1995.

Như vậy, năm 2022 không có thêm văn bản nào quy định mới về lương cơ sở nên vẫn sẽ thực hiện theo Nghị định 38/2019/NĐ - CP và mức lương cơ sở năm 2022 là 1.490.000 đồng/tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Phân biệt lương cơ sở và lương cơ bản

Lương cơ bản và lương cơ sở là hai khái niệm rất dễ nhầm lẫn. Để phân biệt lương cơ bản và lương cơ sở dựa vào 4 tiêu chí sau đây:

Dựa vào cơ sở pháp lý:

  1. Lương cơ bản không có cơ sở pháp lý và không được quy định bằng văn bản pháp luật nào mà chỉ là mức lương tối thiểu mà người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận với nhau.
  2. Lương cơ sở có cơ sở pháp lý rõ ràng, mức lương các giai đoạn cũng là số cụ thể và được quy định trong Nghị định 72/2018/NĐ - CP.

Dựa vào đối tượng áp dụng:

  1. Mức lương cơ bản là khái niệm được sử dụng phổ biến rộng rãi áp dụng cho tất cả các khu vực trong và ngoài Nhà nước
  2. Mức lương cơ sở chỉ được áp dụng cho đối tượng làm việc trong Nhà nước như cán bộ, công chức, người lao động hưởng chế độ của khu vực Nhà nước như cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang… và không áp dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp ngoài Nhà nước.

Dựa vào yếu tố làm thay đổi đến lương cơ bản và lương cơ sở:

  1. Yếu tố làm thay đổi mức lương cơ bản có rất nhiều như mức lương tối thiểu vùng, hệ số lương, mức lương cơ sở, cách thức tính lương của từng đơn vị, cấp bậc, trình độ hay kinh nghiệm,.. Ngoài ra, thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động cũng là một yếu tố làm thay đổi lương cơ bản.
  2. Lương cơ sở hình thành dựa trên cơ sở pháp luật Nhà nước nên yếu tố làm thay đổi mức lương cơ sở chính là các chính sách của Nhà nước, giá cả, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số tiêu dùng,...

 

Dựa vào cách tính lương cơ bản và lương cơ sở

  1. Lương cơ sở đã được Nhà nước quy định bằng văn bản pháp luật nên mức lương cơ sở mang tính cố định.
  2. Lương cơ bản được áp dụng cho cả khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước nên cách tính lương cơ bản cho mỗi khu vực là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. 

Cụ thể:

- Cách tính lương cơ bản cho công nhân viên chức thuộc khu vực Nhà nước

Vì cán bộ công nhân viên thuộc khu vực Nhà nước nên khi tính lương cơ bản sẽ áp dụng mức lương cơ sở theo năm. Cách tính lương cơ bản cụ thể cho trường hợp này như sau:

Lương cơ bản = Lương cơ sở x Hệ số lương

- Cách tính lương cơ bản cho các tổ chức, doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước:

Trường hợp này, mức lương cơ bản được tính dựa trên mức lương tối thiểu vùng. Căn cứ theo Điều 3 Khoản 1 Nghị định 157/2018/NĐ - CP thì mức lương tối thiểu vùng được quy định cụ thể là:

  1. Vùng I - Mức áp dụng tối thiểu là 4.180.000 VNĐ/ tháng
  2. Vùng II -  Mức áp dụng tối thiểu là 3.710.000 VNĐ/ tháng
  3. Vùng III - Mức áp dụng tối thiểu là 3.250.000 VNĐ/ tháng
  4. Vùng IV -  Mức áp dụng tối thiểu là 2.920.000 VNĐ/ tháng

Doanh nghiệp thuộc vùng nào sẽ áp dụng tính lương cơ bản theo mức lương tối thiểu của vùng đó. Ngoài ra, mức lương cơ bản không được thấp hơn mức lương tối thiểu của vùng. Với lao động đã qua đào tạo thì mức lương cơ bản phải cao hơn mức lương tối thiểu của vùng ít nhất là 7%

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin giải đáp về lương cơ sở và cách phân biệt lương cơ bản với lương cơ sở. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thể dễ dàng tính toán được lương, phụ cấp và nắm được chế độ hay quyền lợi của bản thân trong quá trình làm việc.

» Đừng quên tham khảo: Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần


Tìm việc làm

Việc làm khác

CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH KFC VIỆT NAM

Mã số thuế: 0100773885 - Ngày cấp:29/10/1998 - Nơi cấp: Cục Thuế Thành Phố Hà Nội

Địa chỉ: Số 292 Bà Triệu, P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Số điện thoại: (028) 38489828 - Email:job@kfcvietnam.com.vn

Tra cứu kết quả