Loading: %
Close
Menu

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Cách tính Thuế thu nhập doanh nghiệp!

Mục lục bài viết

Thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế TNDN là một loại thuế bắt buộc, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nguồn thu ngân sách nhà nước. Bài viết dưới đây sẽ bạn đọc hiểu rõ hơn về đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, cũng như công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất 2023 giúp cho các chủ doanh nghiệp tương lai có thể tự tính toán được mức thuế này, tránh trường hợp bị phạt. 

» Tìm hiểu về: Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp thuộc loại thuế trực thu, được xác định dựa trên tổng thu nhập của doanh nghiệp thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa/dịch vụ và các loại thu nhập khác sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp pháp có liên quan đến thu nhập của đối tượng nộp thuế.

Về thời gian nộp thuế, doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế TNDN theo từng quý, dựa trên báo cáo tài chính của quý đó. Thời hạn nộp muộn nhất là vào ngày 30 của quý tiếp theo. Doanh nghiệp nào không lập báo cáo tài chính theo quý thì căn cứ theo số thuế của năm trước rồi dự kiến kết quả kinh doanh của năm hiện tại để xác định số thuế tạm thời cần phải nộp hàng quý.

Về cách thức nộp thuế, doanh nghiệp có thể nộp thuế bằng 1 trong 2 cách: 

- Nộp trực tuyến qua website https://thuedientu.gdt.gov.vn/ của Tổng cục thuế;

- Nộp trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước, tại Cơ quan thuế, tại các ngân hàng thương mại hoặc thông qua các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy định của pháp luật.

Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 2, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, sửa đổi bổ sung năm 2013 thì đối tượng buộc phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp gồm 5 loại. Đó là:

(1) Các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam

- Công ty trách nhiệm hữu hạn;

- Công ty cổ phần;

- Công ty hợp danh;

- Doanh nghiệp tư nhân;

- Văn phòng Luật sư;

- Văn phòng công chứng tư nhân;

- Các bên có trong hợp đồng hợp tác kinh doanh;

- Các bên có trong hợp đồng chia sản phẩm dầu khí;

- Xí nghiệp liên doanh dầu khí

(2) Các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa/dịch vụ có thu nhập chịu thuế (áp dụng trong tất cả các lĩnh vực)

(3) Các tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã

(4) Các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam

Cơ sở thường trú được nói đến ở đây là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua các cơ sở này, doanh nghiệp có thể triển khai một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. 

Cơ sở thường trú của DN nước ngoài bao gồm:

- Văn phòng điều hành, chi nhánh, nhà máy, xưởng sản xuất, phương tiện vận tải và các địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam (mỏ dầu khí, mỏ than, mỏ vàng,...);

- Công trình xây dựng, địa điểm xây dựng/lắp đặt/lắp ráp;

- Cơ sở cung cấp dịch vụ;

- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;

- Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp người đại diện đó có thẩm quyền ký kết hợp đồng, hoặc nếu không có thẩm quyền ký kết hợp đồng thì phải thường xuyên thực hiện việc cung ứng hàng hóa/dịch vụ tại Việt Nam.

(5) Các tổ chức khác có triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa/dịch vụ và có thu nhập chịu thuế.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 218/2013/NĐ-CP và Điều 6 Luật quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 thì thuế TNDN được tính như sau:

Thuế TNDN phải nộp =  (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ khoa học & công nghệ (nếu có)) x Thuế suất thuế TNDN

Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, phần trích lập quỹ khoa học & công nghệ là do doanh nghiệp tự quyết định, nhưng không được vượt quá 10% so với thu nhập tính thuế.

Như vậy, để có thể tính thuế TNDN, bạn cần làm theo 3 bước sau: xác định thu nhập tính thuế, sau đó xác định mức thuế suất thuế TNDN và cuối cùng là tính toán số tiền thuế TNDN phải nộp theo công thức trên.

Bước 1: Xác định thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ từ năm trước được kết chuyển theo quy định

Trong đó:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu + Các khoản thu nhập khác - Chi phí được trừ

Doanh thu được xác định là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp có được từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ. Khoản này bao gồm cả các khoản trợ giá, phụ thu mà doanh nghiệp nằm trong diện hưởng lợi (không phân biệt doanh nghiệp đã thu được tiền hay chưa).

Các khoản thu nhập khác bao gồm:

- Thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản hoặc chuyển giao vốn;

- Thu nhập từ việc cho thuê hoặc thanh lý tài sản; 

- Thu nhập từ việc cho vay, tiền lãi ngân hàng và các khoản dự phòng;

- Thu hồi lại được khoản nợ khó đòi hoặc các khoản nợ không xác định được chủ; 

- Thu nhập bị sót từ các năm trước hoặc thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam. 

Chi phí được trừ bao gồm các khoản thực chi phục vụ cho nhiệm vụ QP-AN theo quy định của nhà nước, với điều kiện phải có minh chứng bằng hóa đơn hoặc chứng từ thương mại. Với những hóa đơn có giá trị từ 20 triệu trở lên thì phải xuất trình được chứng từ thanh toán giao dịch trực tuyến.

Bước 2: Xác định mức thuế suất thuế TNDN

Theo quy định tại Điều 10 Luật Thuế TNDN 2008, sửa đổi bổ sung năm 2013 và Luật Dầu khí 2022, mức thuế suất thuế TNDN năm 2023 được tính như sau:

- Đối với doanh nghiệp thông thường: áp dụng mức thuế suất 20%;

- Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù như khai thác dầu khí và khai thác tài nguyên khoáng sản: áp dụng mức thuế suất từ 32 - 50% (nếu thời điểm tính thuế là trước 1/7/2023). Kể từ 1/7/2023 sẽ áp dụng mức thuế suất giảm xuống còn 25 - 50%.

Bước 3: Tính toán số tiền thuế TNDN phải nộp

Chú ý: Doanh nghiệp nào có nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh mà áp dụng nhiều mức thuế suất TNDN khác nhau (ví dụ: doanh nghiệp vừa kinh doanh vận tải, vừa khai thác dầu khí) thì doanh nghiệp đó phải tính riêng phần thu nhập tính thuế ở bước 1 đối với từng hoạt động rồi nhân với mức thuế suất tương ứng.

Trên đây là những thông tin về đối tượng nộp thuế và cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất năm 2023 theo quy định của pháp luật mà chúng tôi muốn chia sẻ tới quý độc giả. Mong rằng sau khi đọc xong bài viết này, bạn đã nắm được thời gian và cách thức nộp thuế để thực hiện đúng quy định của nhà nước.

» Tìm hiểu về: Phí môn bài

Tìm việc làm

Việc làm khác

CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH KFC VIỆT NAM

Mã số thuế: 0100773885 - Ngày cấp:29/10/1998 - Nơi cấp: Cục Thuế Thành Phố Hà Nội

Địa chỉ: Số 292 Bà Triệu, P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Số điện thoại: (028) 38489828 - Email:job@kfcvietnam.com.vn

Tra cứu kết quả