Mục lục bài viết
Tư duy phản biện giúp bạn hiểu đúng, hiểu sâu sắc về các vấn đề trong công việc và cuộc sống. Không những thế, nó còn giúp bạn ghi điểm trong lớp học hay ở công ty khi mạnh dạn đào sâu vấn đề và giúp mọi thứ phát triển không ngừng. Vậy tư duy phản biện là gì? Làm thế nào để rèn luyện tư duy phản biện tốt hơn? Cùng tuyển dụng KFC tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé!
Tư duy phản biện là quá trình biện chứng, phân tích, đánh giá, đặt câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề và khẳng định tính chính xác của nó. Khi lập luận phản biện, cần chú ý đến tính logic, bằng chứng, chi tiết dựa trên tinh thần công tâm, khách quan nhất.
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, khi trường học, công sở khuyến khích và phát triển tư duy phản biện ở học sinh hay nhân viên sẽ giúp việc tiếp nhận thông tin trở nên chủ động và giải quyết được nhiều vấn đề còn tồn đọng.
Có 2 loại tư duy phản biện chính là:
Khi gặp một vấn đề nào đó, bản thân chúng ta thường có những ý kiến chủ quan của riêng mình, và nó có thể đúng, cũng có thể sai. Lúc này, mỗi người cần có tư duy phản biện tự điều chỉnh để tự đánh giá, phân tích thậm chí là phản bác những ý kiến chủ quan đó trước tiên. Rồi từ đó, chúng ta tiến hành điều chỉnh và đưa ra những lập luận mang tính khách quan, hoàn chỉnh nhất.
Ngược lại với tư duy phản biện tự điều chỉnh, tư duy phản biện ngoại cảnh là cách chúng ta xử lý vấn đề khi ở trong một tập thể, một cộng đồng, mỗi người đều có những suy nghĩ và lập luận khác nhau. Điều này dẫn đến những ý kiến trái chiều và có những nhận định sai lệch.
Lúc này, hướng giải quyết vấn đề là đi theo trình tự 3 bước sau:
- Bước 1: Nhận ra những khác biệt đang tồn đọng và tiếp nhận những ý kiến, quan điểm, lập luận của người khác.
- Bước 2: Dựa trên những ý kiến của mọi người để đưa ra đánh giá, nhận định khách quan.
- Bước 3: Phản biện lại những thông tin sai lệch dựa trên quan điểm của bản thân trên tinh thần công tâm, tôn trọng sự thật và chân lý.
Sau khi đã hiểu tư duy phản biện là gì và các loại tư duy cần có như ở trên, tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách rèn luyện tư duy phản biện như thế nào cho hiệu quả để đi đến những kết luận đúng đắn nhất nhé!
Khi tiếp nhận một thông tin mới, việc đầu tiên chúng ta cần làm là xem xét và đặt câu hỏi để khẳng định tính đúng đắn của thông tin. Việc đặt câu hỏi như vậy cũng là cách để hiểu sâu sắc, chi tiết đồng thời ghi nhớ thông tin tốt hơn là khi chỉ tiếp nhận một cách thụ động.
Câu hỏi giả định này sẽ giúp bạn định hình rõ hơn quan điểm của bản thân, khi càng đặt nhiều câu hỏi bạn sẽ càng hoàn thiện nhận định hoặc phát hiện ra lỗ hổng trong lập luận của mình.
Suy nghĩ chủ quan là rào cản lớn nhất của tư duy phản biện. Khi bạn đặt nặng cái tôi hay quan điểm cá nhân của mình lên trên sẽ dẫn đến những nhận định sai lệch đáng tiếc. Vì vậy, bạn cần tập từ bỏ góc nhìn chủ quan của mình, từ bỏ những suy nghĩ cảm tính và xây dựng lập luận logic, khách quan trong mọi trường hợp.
Bên cạnh đó, hãy không ngừng học tập, trau dồi thêm kiến thức và rèn luyện khả năng quan sát để đánh giá vấn đề dưới nhiều góc độ. Những người có kiến thức sâu rộng và am hiểu nhiều khía cạnh trong cuộc sống luôn là người giao tiếp tự tin, vì thế đừng ngại học hỏi mỗi ngày để hoàn thiện bản thân.
Đây cũng là cách giúp bạn lược bỏ được những suy nghĩ chủ quan, lối mòn và tiếp cận được nhiều kiến thức mới mẻ.
Trong quá trình thực hiện tư duy phản biện, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những suy nghĩ trái chiều. Lúc này, đừng vội đưa ra kết luận, bởi khi kết luận dựa trên cảm tính là nguyên nhân nhất dẫn đến những điều sai lệch.
Hãy bình tĩnh và tiếp tục phân tích dựa trên dữ liệu thực tế, những điều đã được chứng minh trước đó để đúc kết và đưa ra kết luận sau cùng.
Tìm hiểu thêm về:
- Kỹ năng đàm phán
- Kỹ năng giao tiếp
Chúng ta cần thống nhất với nhau rằng, việc đặt câu hỏi phản biện là để làm sáng tỏ vấn đề, không phải để tranh cãi hoặc giành phần thắng về mình. Chỉ khi nghĩ như vậy thì cách đặt câu hỏi của bạn mới hữu ích và có ý nghĩa.
Trước khi phản biện, hãy tự hỏi bản thân:
Cần lưu ý rằng tính thiên vị chính là “sâu mọt” bào mòn sự công tâm của bạn. Nó xuất hiện khi bạn luôn nghĩ bản thân mình đúng là phản bác lại mọi ý kiến đi ngược lại với những nhận định đó.
Luôn sẵn sàng và cởi mở khi lắng nghe những ý kiến trái chiều, chấp nhận việc bạn có thể sai, đó là điều hoàn toàn bình thường.
Để rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện của mình, bạn có thể tìm đọc một số cuốn sách cùng chủ đề như:
Những triết lý sắc sảo và quy tắc trong cuốn cẩm nang tư duy phản biện sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện và đúng đắn về kỹ năng quan trọng này. Được nhận định rằng đây không phải là cuốn sách dễ đọc, nhưng nó thực sự cần thiết cho những ai muốn rèn luyện tư duy phản biện sắc bén.
Có bao giờ bạn nhìn lại quãng đường đã đi và xem những quyết định mình đưa ra là dựa trên cảm tính hay có sự tính toán rõ ràng?
Cuốn sách “lối mòn của tư duy cảm tính” sẽ giúp bạn nhận ra những lần tư duy cảm tính và giải thích lý do vì sao bạn quyết định như vậy. Việc hiểu rõ căn nguyên sẽ giúp chúng ta chế ngự, loại bỏ những tác động khiến tư duy cảm tính liên tục đi theo lối mòn.
Cuốn “Tư duy nhanh và chậm” chia sẻ về tư duy của con người một phần là nhanh, là tự động theo cảm tính, rập khuôn, một phần là tư duy chậm, sử dụng logic và ý thức. Sau khi đọc xong, bạn sẽ hiểu ra bạn đang thuộc tuýp tư duy nhanh hay chậm, bạn thường quyết định dựa trên cảm tính hay khách quan và liệu rằng bạn có khả năng thiết lập tư duy phản biện không?
Sách từng đạt nhiều giải thưởng như: Sách hay nhất của học viện khoa học Quốc gia (2012), sách hay nhất năm 2011 (tạp chí New York Times bầu chọn), sách được quan tâm nhất năm 2011 (tạp chí Los Angeles bình chọn).
Hy vọng sau khi hiểu tư duy phản biện là gì và cách rèn luyện tư duy phản biện mà chúng tôi trên đây, bạn sẽ sớm áp dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống và công việc để thấy những thay đổi tích cực.
KFC đang sẵn sàng chào đón bạn với những vị trí tuyển dụng cực hot, xem chi tiết » TẠI ĐÂY