Mục lục bài viết
Nghỉ phép năm hay nghỉ phép có lương là một trong những quyền lợi chính đáng của người lao động được quy định rõ trong Bộ luật lao động 2019 và đã có văn bản hướng dẫn. Sau đây chúng tôi xin cập nhật 5 mẫu đơn xin nghỉ phép thông dụng nhất hiện nay và những quy định mới nhất liên quan đến nghỉ phép năm mà người lao động nào cũng cần nắm rõ.
» Tham khảo: Cách định hướng nghề nghiệp
Dưới đây là một số mẫu đơn xin nghỉ phép dành cho các đối tượng khác nhau:
1. Mẫu Đơn xin nghỉ phép dành cho nhân viên công ty: Link tải mẫu đơn
2. Mẫu Đơn xin nghỉ phép dành cho giáo viên: Link tải mẫu đơn
3. Mẫu Đơn xin nghỉ phép dành cho học sinh: Link tải mẫu đơn
4. Mẫu Đơn xin nghỉ phép không hưởng lương: Link tải mẫu đơn
5. Mẫu Đơn xin nghỉ phép dành cho công chức nhà nước: Link tải mẫu đơn
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, số lượng ngày nghỉ phép có lương được quy định như sau:
+ Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì được nghỉ 12 ngày làm việc trong năm;
+ Người lao động chưa đủ 18 tuổi (chưa thành niên), người khuyết tật hoặc người làm công việc có tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) thì được nghỉ 14 ngày làm việc trong năm;
+ Người làm công việc có tính chất đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì được nghỉ 16 ngày làm việc trong năm.
Cũng theo Khoản 2 Điều 113 của Bộ luật này, nếu NLĐ chưa làm việc đủ 12 tháng thì số lượng ngày nghỉ phép năm bằng với số tháng làm việc.
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 114 Bộ luật Lao động 2019, cứ tròn 05 năm làm việc thì người lao động được tăng số lượng ngày nghỉ hằng năm thêm 01 ngày.
Nghỉ phép năm không ảnh hưởng gì tới việc đóng BHXH nên người lao động vẫn được đóng BHXH như thường.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, nếu NLĐ không làm việc hoặc nghỉ phép không lương từ 14 ngày trở lên trong một tháng thì không được đóng BHXH của tháng đó.
Đối với người lao động: Trong trường hợp NLĐ xin thôi việc, bị mất việc mà chưa kịp nghỉ phép năm hoặc nghỉ không hết số ngày nghỉ hàng năm theo quy định thì được người sử dụng lao động trả tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Còn nếu NLĐ vẫn tiếp tục làm việc tại công ty mà năm vừa qua không nghỉ phép năm hoặc nghỉ không hết số ngày nghỉ theo quy định thì không được người sử dụng lao động trả tiền.
Đối với công chức: Căn cứ theo Điều 13 Luật cán bộ, công chức 2008: các cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm theo Điều 113 và Điều 114 Bộ Luật lao động 2019 để giải quyết việc riêng. Trong trường hợp cán bộ, công chức không kịp nghỉ hoặc nghỉ không hết số ngày nghỉ hàng năm do thực hiện nhiệm vụ thì được thanh toán thêm một khoản tiền lương nữa cho những ngày chưa nghỉ.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, việc cộng dồn ngày nghỉ phép hoặc chia ngày nghỉ phép thành nhiều lần là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên chỉ được nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần.
Như vậy mỗi công ty sẽ có quy định nghỉ phép khác nhau. Giả sử trong hợp đồng lao động có ghi người lao động chỉ được nghỉ phép còn lại của năm trước đến hết quý IV năm sau thì người lao động không được tự ý nghỉ gộp 3 năm một lần.
» Tham khảo: Cách lập kế hoạch công việc
Trên đây là 4 quy định mới nhất căn cứ theo Bộ luật Lao động 2019 và Thông tư do Bộ Lao động - Thương binh Xã hội ban hành. Nếu còn câu hỏi nào chưa được giải đáp liên quan đến nghỉ phép năm, hãy liên hệ ngay để được giải đáp nhé!
Xem những vị trí KFC đang tuyển dụng » TẠI ĐÂY