Loading: %
Close
Menu

Giám đốc nhân sự là gì? Xem yêu cầu công việc cụ thể!

Mục lục bài viết

Giám đốc nhân sự (Human Resources Director) là vị trí cao nhất trong tất cả các vị trí thuộc ngành nhân sự nói chung. Vậy công việc cụ thể của Giám đốc nhân sự là gì? Yêu cầu công việc đối với cấp bậc này ra sao? Cùng tìm hiểu nhé.

» Tham khảo: HR là gì?

Giám đốc nhân sự là gì?

Giám đốc nhân sự (HRD) là người chịu trách nhiệm điều hành và quản lý toàn bộ mảng nhân sự của một tổ chức, doanh nghiệp nhằm hỗ trợ kế hoạch kinh doanh tổng thể và định hướng chiến lược của tổ chức. 

HRD thể hiện khả năng lãnh đạo chiến lược bằng việc trình bày rõ nhu cầu và kế hoạch nhân sự cho đội ngũ quản lý điều hành, cổ đông và hội đồng quản trị. Vị trí này chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các nhà quản lý của bộ phận nhân sự và chịu trách nhiệm gián tiếp đối với tất cả các nhân viên trong bộ phận.

Đôi khi, bạn sẽ thấy các tổ chức sử dụng chức danh khác như Vice President of Human Resources hoặc Chief People Officer để thay thế cho HRD, tuy nhiên cấp bậc và khối lượng công việc là như nhau.

Công việc của giám đốc nhân sự

1. Xây dựng chiến lược nhân sự tổng thể

Một trong những nhiệm vụ chính của HRD là thiết kế và thực hiện chiến lược nhân sự bao gồm chiến lược thu hút nhân tài, chiến lược đào tạo và phát triển, chiến lược giữ chân nhân viên,....Để làm được điều này, HRD cần dựa vào kết quả phân tích và đánh giá hiệu suất của nhân viên thì mới tìm ra được những thiếu hụt cần bổ sung.

2. Giám sát cơ chế lương thưởng

HRD đóng vai trò chủ đạo trong việc ra quyết định liên quan đến việc thiết lập mức lương thưởng cho nhân viên và đảm bảo tổ chức luôn cạnh tranh công bằng về lương, thưởng và phúc lợi.

3. Nghiên cứu về xu hướng nghề nghiệp của ngành trong tương lai

HRD cần vận dụng những hiểu biết của mình về xu hướng kinh doanh, tình hình văn hóa - xã hội,...để đánh giá sơ bộ về khoảng cách giữa năng lực hiện tại với nhu cầu của doanh nghiệp trong tương lai. Mục đích chính của việc này là để đảm bảo doanh nghiệp luôn có sẵn một lực lượng nhân tài dự trữ.

Ngoài ra, HRD cũng cần theo dõi những vị trí mà công ty đối thủ đang tuyển dụng để nắm bắt được xu hướng nguồn nhân lực hiện tại và dự đoán trước xu hướng nguồn nhân lực trong tương lai. 

4. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

HRD cần xây dựng các chương trình tương tác như teambuilding, chương trình vinh danh, chương trình chăm sóc sức khỏe,... nhằm mục đích tăng sự hài lòng, tăng năng suất làm việc và tăng khả năng giữ chân của nhân viên. 

HRD cũng chịu trách nhiệm về tất cả các khía cạnh liên quan đến quan hệ giữa nhân viên với người sử dụng lao động, bao gồm: thương lượng tập thể (collective bargaining), xử lý khiếu nại và kỷ luật.

5. Theo dõi các yếu tố bên ngoài

Ngoài việc quản lý các yếu tố bên trong, giám đốc nhân sự cũng cần theo dõi cả những yếu tố bên ngoài là những thứ mà doanh nghiệp không có quyền kiểm soát trực tiếp. Tuy nhiên, chúng lại chính là những thứ có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nguồn nhân lực. Đó có thể là:

Toàn cầu hóa;

- Sự thay đổi của luật lao động;

- Kỳ vọng của nhân viên;

- Lực lượng lao động ngày càng có trình độ học vấn cao hơn;

- Sự sa thải và giảm quy mô,...

Ví dụ, xu hướng làm việc gần đây là cho phép nhân viên làm việc tại nhà trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn như một ngày mỗi tuần. Giám đốc nhân sự phải nhận thức được xu hướng này để có thể xây dựng các chính sách không chỉ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp mà còn đáp ứng được cả nhu cầu của từng cá nhân.

Yêu cầu công việc

Mỗi tổ chức, doanh nghiệp thường chỉ có duy nhất một Giám đốc nhân sự, vì thế để đạt được đến vị trí này, ứng viên cần đáp ứng được 10 tiêu chí sau đây:

Tốt nghiệp Thạc sĩ trở lên các chuyên ngành liên quan tới Nhân sự, Quản trị hoặc các ngành liên quan khác;

- Đạt được Chứng chỉ SHRM-SCP hoặc SHRM-CP;

- Tối thiểu 10 năm kinh nghiệm trong ngành nhân sự, trong đó tối thiểu 5 năm làm việc ở cấp bậc quản lý. Ưu tiên ứng viên từng làm Giám đốc nhân sự hoặc các vị trí tương đương như Giám đốc tuyển dụng, Trưởng phòng quản trị nhân sự, Giám đốc đào tạo và phát triển;

- Từng trải nghiệm thực tế với phần mềm quản lý nhân sự;

- Kỹ năng lãnh đạo;

- Khả năng giải quyết vấn đề nội bộ;

- Kỹ năng phân tích;

- Kỹ năng giao tiếp;

- Kỹ năng CNTT;

- Am hiểu Luật lao động.

KPI cần hoàn thành

Tổng số CV sau mỗi đợt tuyển dụng;

- Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu;

- Chỉ số mức độ hiệu quả của từng kênh tuyển dụng;

- Thời gian tuyển nhân viên;

- % ứng viên/phí tuyển dụng;

- Thu nhập giờ công trung bình;

- Tỷ lệ chi phí lương;

- Tỷ lệ nhân viên đào tạo;

- Tỷ lệ vòng đời của nhân viên.

Mong rằng với những nhiệm vụ chính cũng như yêu cầu và KPI cần hoàn thành đối với một giám đốc nhân sự mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu thêm phần nào về vị trí này. Đừng quên tham khảo: Kỹ năng của nhà quản trị


Tìm việc làm

Việc làm khác

CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH KFC VIỆT NAM

Mã số thuế: 0100773885 - Ngày cấp:29/10/1998 - Nơi cấp: Cục Thuế Thành Phố Hà Nội

Địa chỉ: Số 292 Bà Triệu, P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Số điện thoại: (028) 38489828 - Email:job@kfcvietnam.com.vn

Tra cứu kết quả