Loading: %
Close
Menu

5+ Kinh nghiệm tuyển dụng hiệu quả bạn nên biết!

Mục lục bài viết

Khi thị trường lao động ngày càng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để có thể tìm kiếm và chiêu mộ được những ứng viên chất lượng về đầu quân cho doanh nghiệp của mình, những người làm công tác tuyển dụng phải chấp nhận bỏ ra không ít thời gian cũng như chi phí tuyển dụng. Lúc này, câu hỏi được đặt ra ở đây là: Làm thế nào để HR có thể tiếp cận với nguồn ứng viên chất lượng mà vẫn tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp? Dưới đây là một số kinh nghiệm tuyển dụng hiệu quả để bạn tham khảo:

» Có thể bạn quan tâm: Quy trình tuyển dụng

1. Tận dụng nguồn nhân sự nội bộ

Một trong những phương pháp hiệu quả nhất giúp nhà tuyển dụng tìm được ứng viên phù hợp với chi phí thấp là khuyến khích nhân viên sử dụng mạng lưới cá nhân của họ để giới thiệu ứng viên. 

Phương pháp này đã được 69% nhà tuyển dụng áp dụng và hầu như họ đều hài lòng về chất lượng ứng viên. Chưa dừng lại ở đó, những ứng viên biết tới doanh nghiệp thông qua sự giới thiệu của người quen thường có khả năng cống hiến lâu dài hơn vì được xác nhận bởi những người đã biết và yêu thích văn hóa công ty. 

Hãy cân nhắc xây dựng hoặc cải tiến chương trình tri ân dành cho nhân viên bằng cách gửi tặng một hoặc một vài món quà, tăng thời gian nghỉ phép hay đơn giản là gửi tiền mặt cho những nhân viên giới thiệu được ứng viên tốt.

2. Liên kết với các trường cùng chuyên môn

Việc liên kết giữa các trường đại học và doanh nghiệp là xu hướng tất yếu và mang lại giá trị lâu dài cho tất cả các bên tham gia. Các hoạt động liên kết chủ yếu tập trung ở 4 nội dung:

- Liên kết trong công tác đào tạo như kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên, mời tham quan thực tế hoặc nhận sinh viên thực tập tại DN;

- Liên kết trong xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp và hình thức tổ chức đào tạo;

- Liên kết trong trao đổi chuyên môn và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên;

- Liên kết trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ.

Những doanh nghiệp “săn nhân tài” từ gốc bằng cách liên kết với các trường ĐH, CĐ thường là các ngành cơ khí, kỹ thuật, CNTT,... Mỗi năm, trường sẽ kết hợp với doanh nghiệp để tổ chức ngày hội việc làm hoặc tổ chức các cuộc thi tìm kiếm nhân tài do doanh nghiệp là nhà tài trợ.

3. Tuyển dụng qua mạng xã hội

Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter, TikTok, LinkedIn,...được giới quản trị nhân sự đánh giá là kênh tuyển dụng vô cùng hiệu quả, đặc biệt là LinkedIn. 70% người quản lý tuyển dụng nói rằng họ đã tuyển dụng thành công nhờ mạng xã hội và 71% cho biết tuyển dụng qua mạng xã hội có hiệu quả trong việc giảm thời gian đào tạo.

Bởi vì các nền tảng này đều được sử dụng miễn phí và bạn có thể dễ dàng kết nối với nhiều đối tượng trong ngành, bao gồm cả nhóm chuyên gia lẫn nhóm ứng viên nên để tiết kiệm tối đa chi phí tuyển dụng, nhiều công ty thậm chí chỉ dùng duy nhất một kênh tuyển dụng chính là mạng xã hội. Như vậy, chỉ với một khoản đầu tư nhỏ về thời gian là bạn đã có thể sử dụng kênh này để quảng bá hình ảnh doanh nghiệp cũng như giảm chi phí tuyển dụng.

4. Cách viết mô tả công việc hiệu quả

Mô tả công việc (JD) có thể nói là thành phần quan trọng nhất đối với một thông báo tuyển dụng. Dù bạn tuyển dụng cho bất kỳ vị trí nào thì bản mô tả công việc cũng đều phải đáp ứng được tối thiểu một tiêu chí, đó chính là sự rõ ràng, bao gồm:

Đầu tiên là nhiệm vụ mà ứng viên phải hoàn thành nếu trở thành nhân viên chính thức;

- Tiếp theo là những kỹ năng, phẩm chất, yêu cầu chuyên môn mà ứng viên cần có để hoàn thành nhiệm vụ.

Ngoài ra, bạn cũng nên đề cập cả đến điều kiện làm việc một cách rõ ràng trong JD nữa.

Hậu quả của việc viết JD chung chung, không rõ ràng là ứng viên không biết mình phải làm gì và cần chuẩn bị những gì. Điều này không chỉ khiến chất lượng ứng viên giảm sút, mà còn tiêu tốn rất nhiều thời gian của hội đồng phỏng vấn khi cứ phải giải thích lại công việc cho từng bạn ứng viên trong buổi phỏng vấn. 

Nói tóm lại, JD càng rõ ràng và chi tiết thì cơ hội tuyển dụng được nhân tài sẽ càng cao, đồng thời giúp bạn sàng lọc được những ứng viên không thực sự phù hợp với tiêu chí tuyển dụng.

5. Kinh nghiệm lọc hồ sơ ứng viên

Sau khi làm tốt 4 bước trên, bạn đã có được một số lượng ứng viên nhất định, nhưng bạn không thể mời tất cả mọi người trong số này đến tham gia phỏng vấn được. Lúc này bạn cần tiến hành quá trình lọc hồ sơ ứng viên. Vậy lọc thế nào để không bị bỏ sót những ứng viên xuất sắc?

Đầu tiên, bạn cần loại bỏ bớt những hồ sơ mắc lỗi cơ bản. Chẳng hạn như: 

- Không ghi tiêu đề mail;

- Sai chính tả;

- Bố cục và nội dung lủng củng.

Nếu như vị trí tuyển dụng yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm thì bước này thường diễn ra rất nhanh chóng. Nhưng nếu bạn đang tuyển dụng TTS hoặc sinh viên mới ra trường thì bước này sẽ tốn không ít thời gian của bạn đâu đấy.

Tiếp theo, bạn cần tập trung vào phần “Kỹ năng” và “Kinh nghiệm” mà ứng viên trình bày trong CV. Sau khi làm xong bước này thì về cơ bản là bạn đã chọn ra được những ứng viên tạm ổn để mời họ tới tham gia phỏng vấn được rồi.

Tuy nhiên, nếu số lượng ứng viên sau khi sàng lọc lần thứ hai vẫn còn quá nhiều, bạn có thể tiếp tục sàng lọc lần thứ ba theo các tiêu chí ưu tiên, tương tự như quá trình tuyển sinh đại học vậy đó.

» Tham khảo: Kinh nghiệm phỏng vấn

Trên đây là những kinh nghiệm tuyển dụng được tổng hợp từ nhiều HRer sau một thời gian dài làm ở vị trí tuyển dụng. Mong rằng những gì KFC vừa chia sẻ trên đây có thể giúp những bạn HR còn non trẻ có thể tuyển dụng được những ứng viên thật tốt về cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!


Tìm việc làm

Việc làm khác

CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH KFC VIỆT NAM

Mã số thuế: 0100773885 - Ngày cấp:29/10/1998 - Nơi cấp: Cục Thuế Thành Phố Hà Nội

Địa chỉ: Số 292 Bà Triệu, P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Số điện thoại: (028) 38489828 - Email:job@kfcvietnam.com.vn

Tra cứu kết quả