Mục lục bài viết
Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực bán hàng, tiếp thị hay bất cứ ngành nào khác, có một chỉ số luôn được đưa ra thảo luận trong tất cả các cuộc họp báo cáo doanh thu hàng tuần, đó chính là KPIs. Bằng cách thiết lập và theo dõi KPIs đúng cách, doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu chiến lược của mình nhanh hơn. Vậy KPIs là gì? Tại sao chúng ta cần đo lường KPIs?
KPIs là viết tắt của “Key Performance Indicators”, có nghĩa là chỉ số đánh giá hiệu suất công việc. Bằng cách phân tích các chỉ số này, bạn có thể xác định chiến lược nào đang hoạt động tốt và chiến lược nào không hiệu quả để kịp thời thực hiện những điều chỉnh quan trọng trong quá trình thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của mình.
KPIs cho phép chủ sở hữu doanh nghiệp và người quản lý có được cái nhìn tổng quan về cách doanh nghiệp hoặc các phòng ban của họ đang hoạt động như thế nào tại bất kỳ thời điểm nào.
Trên thực tế, KPIs của nhà phân phối sẽ khác với KPIs của nhà sản xuất, ngay cả những công ty cùng sản xuất một mặt hàng tương tự cũng có thể có khác nhau về KPIs vì không phải mọi doanh nghiệp đều có chung mục tiêu chiến lược.
KPIs có thể giúp các công ty đi đúng hướng và xây dựng các chiến dịch tiếp thị có ý nghĩa đối với các mục tiêu cuối cùng của họ. Cụ thể:
Đo lường năng suất làm việc của nhân viên: Dựa vào những dữ liệu như số giờ làm việc, doanh thu đã tạo, thời gian tăng ca, tỷ lệ vắng mặt và trạng thái hoàn thành công việc, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chế độ thưởng-phạt cũng như xem xét nên tăng hay giảm lượng thời gian làm thêm giờ cần thiết để kịp hoàn thành các dự án;
Giải quyết khủng hoảng hoặc nắm bắt cơ hội: Giả sử bạn đang chuẩn bị kế hoạch ra mắt cho một sản phẩm mới. Bạn có thể bạn thử nghiệm nó với lượng ít khách hàng trước đã, và sử dụng KPIs như số lượng khách hàng quan tâm, chi phí hỗ trợ sản phẩm mới, thời gian triển khai,...để xác thực mô hình kinh doanh của mình trước khi sản xuất trên quy mô lớn;
Đảm bảo hoàn thành mục tiêu đúng như kỳ vọng: Đặt mục tiêu vào đầu mỗi năm hoặc mỗi quý, sau đó theo dõi các chỉ số KPIs như doanh thu, tỷ suất lợi nhuận gộp, số lượng nhân viên,... theo từng tuần để đo lường tiến độ của bạn đối với các mục tiêu đó. Đặt KPIs phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu đúng thời hạn, thậm chí là sớm hơn kỳ vọng.
KPIs không chỉ là công cụ đắc lực giúp nhà quản lý điều hành doanh nghiệp của mình, mà nó còn tạo động lực thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên. Dựa vào KPIs được giao, nhân viên sẽ phải chủ động lên kế hoạch các công việc cần làm và biết được nên ưu tiên nhiệm vụ nào trước để có thể phân bổ thời gian hoàn thành mục tiêu.
KPIs được chia thành rất nhiều loại, trong đó có một số chỉ tiêu được sử dụng để đo lường tiến độ hàng tháng, số còn lại để đo tiến độ theo quý hoặc theo năm. Điểm chung của tất cả các loại KPIs là chúng gắn liền với các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Dưới đây là tổng quan về 5 loại KPIs phổ biến nhất:
KPIs khách hàng thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng của họ, trong đó bao gồm cả khách hàng mua hàng một lần và khách hàng mua hàng nhiều lần. Một số ví dụ về KPIs khách hàng gồm có:
Một số chỉ số khác:
- Số lượng khách hàng phàn nàn về sản phẩm (Customer Complaints);
- Số lượng khách hàng hài lòng về sản phẩm (Customer Compliments);
- Số lượng khách hàng giới thiệu sản phẩm (Customer Referrals),...
Các chỉ số KPIs này thường được sử dụng để đo lường hiệu suất trong một khoảng thời gian ngắn hơn (thường là theo tuần hoặc theo tháng) và tập trung vào các quy trình của tổ chức. Một số ví dụ bao gồm:
Một số ví dụ phổ biến nhất về KPIs tiếp thị bao gồm:
Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng có thể là một chỉ báo tốt về mức độ hiệu quả của kênh bán hàng của bạn. Ngoài ra, một KPIs khác như giá trị trọn đời của khách hàng (CLV) sẽ cung cấp thông tin chi tiết chung về số tiền mà khách hàng dự kiến sẽ chi cho doanh nghiệp của bạn trong suốt cuộc đời của họ.
» Tham khảo: Kỹ năng quản lý thời gian
Mặc dù đã hiểu rõ bản chất và quy trình xây dựng KPIs là gì, nhưng khi thực hiện chiến lược đo lường hiệu suất, kết quả thực tế lại thường khác xa so với mục tiêu cao cả của bạn. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu 3 lý do vì sao doanh nghiệp lại không hoàn thành KPIs nhé.
- Thứ nhất, việc không thể triển khai thành công các KPIs trong toàn bộ tổ chức bắt nguồn từ việc thiết lập mục tiêu không đủ rõ ràng, thậm chí là không có mục tiêu. Vậy mục tiêu không đủ rõ ràng là như thế nào?
Chỉ khi các thành viên trong nhóm ngồi lại với nhau và cùng thiết lập một hệ thống mục tiêu rõ ràng thì đội nhóm của bạn mới có thể nắm bắt được các chỉ số KPIs phù hợp. Đồng thời họ giúp bạn đưa ra các chiến lược tốt nhất để đáp ứng các chỉ số đó.
- Thứ hai, do KPIs đặt ra quá viển vông so với nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp. Thường thì KPIs không được triển khai đúng cách sẽ trở thành mục tiêu quá tham vọng đến mức phi thực tế.
- Thứ ba, do năng lực của nhân viên không đủ để đạt được KPIs.
» Tham khảo: Cách lập kế hoạch công việc
Một trong những chiến lược hàng đầu khi thiết lập KPIs cho nhóm của mình là sử dụng bộ tiêu chí SMART, một khuôn khổ giúp tinh chỉnh các mục tiêu nhằm mang lại hiệu quả tối đa.
SMART là từ viết tắt của:
Mỗi tiêu chí này có thể giúp bạn thiết lập các mục tiêu chiến lược và cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Mặc dù không có quy tắc hoặc quy định cụ thể nào yêu cầu một thương hiệu cần phải có một số lượng KPIs nhất định để theo dõi, nhưng nhờ quá trình quan sát các chỉ số KPIs phù hợp, các CEO có thể nắm bắt tốt hơn tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình. Chúc các bạn có thể lên kế hoạch thật tốt cho các chiến lược kinh doanh sắp tới.
KFC đang tuyển dụng nhiều vị trí, xem chi tiết » TẠI ĐÂY