Loading: %
Close
Menu

6+ Kỹ năng đàm phán thành công trong mọi tình huống!

Mục lục bài viết

Cho dù là nhân viên làm công ăn lương hay đang lãnh đạo một tổ chức, doanh nghiệp nào đó thì bạn đều cần phát triển và rèn luyện kỹ năng đàm phán nếu như muốn giành được lợi ích cao nhất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đàm phán là gì, tại sao cần rèn luyện kỹ năng đàm phán và các bí quyết đàm phán thành công tại nơi làm việc.

Kỹ năng đàm phán

Đàm phán là gì?

Đàm phán là một cuộc trao đổi, đối thoại giữa hai hoặc nhiều bên để giải quyết tranh chấp và đạt được một thỏa thuận hợp lý cho tất cả những người có liên quan. Đàm phán cũng được coi như một quá trình “cho và nhận”, trong đó mỗi bên đều phải nhượng bộ một phần lợi ích của mình vì lợi ích chung.

Hầu hết các kết quả đàm phán sẽ thuộc một trong hai loại: "win-win" hoặc "win-loss", tương ứng với nó là kiểu đàm phán phân phối hoặc đàm phán tích hợp.

  1. Đàm phán phân phối: Cả hai bên đều cố gắng giành quyền kiểm soát một lượng tài nguyên hạn chế. Đây được coi là một cuộc đàm phán “có thắng có thua”, tức là một bên được lợi bằng chính lợi ích mà bên kia mất đi;
  2. Đàm phán tích hợp: Thường được gọi là “đôi bên cùng có lợi”. Một cuộc đàm phán tích hợp xảy ra khi tất cả mọi người đều có lợi từ thỏa thuận này.

Trong một cuộc đàm phán bất kỳ, chắc chắn bên nào cũng đều mong muốn giành được nhiều lợi ích nhất, có thể cho chính bản thân mình hoặc cho doanh nghiệp mà họ đại diện. Tuy nhiên, để có được một cuộc đàm phán thành công, điều này đòi hỏi đôi bên phải tuân thủ ba nguyên tắc chính: công bằng, duy trì mối quan hệ hợp tác và tìm kiếm lợi ích chung. Như vậy chỉ cần một trong ba nguyên tắc này bị phá vỡ, ngay lập tức các bên sẽ bị xung đột về mặt lợi ích và rất có thể sẽ dẫn tới những cuộc tranh cãi hoặc tranh chấp không đáng có.

Đàm phán là gì?

Vì sao cần rèn luyện kỹ năng đàm phán?

Trong kinh doanh, kỹ năng đàm phán được sử dụng trong mọi hoạt động trao đổi hàng ngày và trong các giao dịch chính thức như đàm phán các điều kiện bán, cho thuê, cung cấp dịch vụ và các hợp đồng pháp lý khác. Kỹ năng đàm phán tốt có thể giúp doanh nghiệp:

  1. Xây dựng các mối quan hệ tốt hơn: Một cuộc đàm phán tốt khiến mỗi bên đều hài lòng và sẵn sàng làm ăn với nhau trở lại;
  2. Cung cấp các giải pháp lâu dài, chất lượng thay vì các giải pháp ngắn hạn và không thỏa mãn nhu cầu của một trong hai bên;
  3. Tránh được những rắc rối và xung đột trong tương lai.

Bất kể bạn làm việc ở vị trí nào, có rất nhiều tình huống mà bạn có thể cần phải sử dụng tới kỹ năng đàm phán. Chẳng hạn như đàm phán với đồng nghiệp, với các phòng ban khác trong công ty hoặc đàm phán với khách hàng, nhà cung cấp. Còn nếu bạn là ứng viên đang tìm kiếm việc làm, bạn cũng cần đàm phán về mức lương, khối lượng công việc, các điều khoản hợp đồng, tiến trình dự án hoặc hơn thế nữa.

Đàm phán trong công việc

Đó mới chỉ là lợi ích mà kỹ năng đàm phán mang lại trong công việc, còn trong cuộc sống hàng ngày thì sao? Vâng, khả năng đàm phán thực sự là một kỹ năng sống quý giá mà ai trong chúng ta cũng cần được rèn luyện và phát triển, vì nó có thể giúp bạn trong nhiều tình huống khác nhau, chẳng hạn như:

  1. Giải quyết bất đồng trong gia đình: Phổ biến nhất mà chúng ta được chứng kiến là phân chia gia sản, tiếp sau đó là những chuyện nhỏ nhặt như phân chia thời gian làm việc nhà, phân chia đồ ăn,...Việc thương lượng sẽ giảm khả năng xảy ra tranh chấp giữa các anh chị em;
  2. Yêu cầu giảm giá khi mua sắm: Hãy cứ mạnh dạn trả giá nếu sản phẩm không quy định mức giá niêm yết. Mặc dù người bán thường nói là “Anh/chị bán rẻ cho em chứ anh/chị cũng chẳng có lời lãi mấy đâu”, nhưng hãy nhớ rằng người bán phải đạt được lợi nhuận hợp lý thì mới đồng ý bán hàng cho bạn. Nếu bạn đàm phán với người bán và thỏa thuận một mức giá cuối cùng, điều này sẽ tốt cho cả hai: bạn có đủ khả năng mua sản phẩm mình thích, còn chủ cửa hàng vừa có lãi, vừa có được một khách hàng trung thành trong tương lai;
  3. Nhận được chiết khấu lớn khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn như mua nhà, mua xe,...
  4. Giảm xung đột và cải thiện mối quan hệ giữa các cá nhân: Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu hàng xóm đậu xe trước cửa nhà bạn? Đừng đi gây chiến hoặc phản ứng thái quá với anh ta bởi vì bạn có thể cần tới sự giúp đỡ của anh ấy vào một ngày nào đó. 

Có thể bạn quan tâm: - Kỹ năng thuyết trình - Kỹ năng giao tiếp

6 Kỹ năng đàm phán thành công trong mọi tình huống

Nếu bạn muốn trở thành một nhà đàm phán xuất sắc, hãy dành thời gian tìm hiểu 6 bí quyết dưới đây để hiểu được một cuộc đàm phán chính thức có xu hướng diễn ra như thế nào:

1. Luôn bám sát mục tiêu ban đầu

Trước khi bắt đầu cuộc đàm phán, bạn cần xác định ba điều: 
- Mục tiêu của mình là gì?
- Điều gì là quan trọng nhất?
- Đâu là giới hạn mà bạn phải từ bỏ thỏa thuận?

Một khi bạn nhận ra rằng mình không thể thực hiện thêm bất kỳ yêu cầu nào từ đối phương, hoặc là không bên nào sẵn sàng chấp nhận các điều khoản, đây chính là thời điểm bạn nên từ bỏ cuộc đàm phán này. Nếu không, bạn có khả năng chuẩn bị bước vào một thỏa thuận tồi tệ.

2. Không thương lượng quá nhiều

Các cuộc đàm phán cần phải có thời gian để trao đổi, đặc biệt nếu bạn muốn chúng diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên thời gian thương lượng quá nhiều lại là yếu tố phản tác dụng khiến đôi bên gặp khó khăn trong việc thống nhất phương án cuối cùng. Thảo luận càng lâu sẽ càng có nhiều vấn đề phát sinh hơn.

Vì vậy, nếu đặt mình vào cương vị là người bán, chúng tôi khuyên bạn chỉ nên tập trung vào sản phẩm và giá trị đơn hàng để thuyết phục người mua, vậy là đủ. Không nên nói quá nhiều vào những chủ đề không liên quan, điều này sẽ chỉ gây lãng phí thời gian của đôi bên mà không đem lại tác dụng gì cho cả bạn và người mua. 

Còn nếu bạn là người mua, chúng tôi khuyên bạn nên thẳng thắn trình bày yêu cầu về chất lượng sản phẩm và ngân sách mà bạn dành để chi trả cho người bán. Nếu người bán đồng ý với những điều khoản trên, họ sẽ đưa ra cho bạn những lựa chọn tốt nhất trong cùng một tầm giá.

Không thương lượng quá nhiều

3. Không để cảm xúc chi phối

Người không có kỹ năng đàm phán thường mắc một sai lầm nghiêm trọng là luôn nghĩ mình ở kèo trên. Họ để cho cảm xúc và cái tôi cá nhân chi phối mọi hành động và lời nói của mình trên bàn đàm phán. Đập vào bàn và đưa ra tối hậu thư có thể được coi là một hành động mạnh mẽ trong một bộ phim hoặc vở kịch trên sân khấu. Nhưng trong cuộc sống thực, những điều này lại là nguyên nhân khiến một cuộc đàm phán đổ vỡ, vì đối phương cảm thấy mình không được tôn trọng. 

Hãy giữ một cái đầu lạnh, tôn trọng và đối xử với những người khác giống như cách mà bạn muốn người khác đối xử với mình. Nó không chỉ giúp bạn thành công đạt được thỏa thuận mà còn mang lại cho bạn danh tiếng là một nhà đàm phán xuất sắc khi các cuộc đàm phán tiếp theo xảy ra.

4. Hạn chế việc đưa ra đề nghị trước

Một phần của việc trở thành một nhà đàm phán giỏi là nắm quyền kiểm soát thỏa thuận bằng cách chủ động đưa ra đề nghị, đặc biệt nếu bạn là người bán. Tuy nhiên, nếu bạn không chắc chắn mình là người nắm rõ thông tin về sản phẩm và thị trường nhiều đối phương, hãy hạn chế đưa ra đề nghị trước, nếu không muốn bị lấn át trên bàn đàm phán.

5. Không nên đồng ý ngay với lời đề nghị đầu tiên

Giả sử khi bạn hỏi giá một cái áo sơ mi, người bán nói rằng cái áo này giá 300K. Bạn mặc cả xuống còn 250K, thế nhưng người bán lại đồng ý rất nhanh chóng. Rõ ràng bạn là người mua được cái áo với giá rẻ, nhưng có phải bạn vẫn nghĩ thầm trong đầu rằng “Chắc là sản phẩm không tốt thì họ mới đồng ý bán nhanh như thế” đúng không? 

Không chỉ riêng bạn đâu, đó cũng là suy nghĩ chung của rất nhiều người. Bởi vậy, với cương vị là người bán hay người mua, bạn cũng không nên đồng ý ngay lập tức với đề nghị đầu tiên, dù cho đề nghị này có hời với bạn đi chăng nữa.

Không nên đồng ý ngay với lời đề nghị đầu tiên

6. Không vội vàng kết thúc đàm phán

Hầu như khi đã đạt được mục tiêu ban đầu, mọi người đều mong muốn kết thúc cuộc đàm phán càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, hãy cẩn thận nếu như đối phương có dấu hiệu ngừng đàm phán ngay lập tức, bởi vì:

- Trường hợp 1: Họ phát hiện ra điểm sơ hở gây bất lợi với bạn;
- Trường hợp 2: Họ bất chợt phát hiện thêm lợi ích nào đó.

Dù là trong trường hợp nào thì bạn cũng đều là người chịu phần thiệt nhiều hơn so với đối phương.  

Kỹ năng đàm phán thành công là một kỹ năng mềm mà ai cũng cần phải có trong thế giới ngày nay. Nó không chỉ đem lại cho bạn lợi thế trong công việc, trong kinh doanh mà còn trong cuộc sống hàng ngày. Mong rằng với 6 bí kíp mà các nhà đàm phán xuất sắc thường sử dụng trong các cuộc đàm phán mà chúng tôi vừa nêu ra trong bài viết này sẽ giúp bạn tự tin trên bàn đàm phán và giành được lợi ích tốt nhất. 

Có rất nhiều vị trí tuyển dụng đang mở tại KFC, xem chi tiết » TẠI ĐÂY

Tìm việc làm

Việc làm khác

CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH KFC VIỆT NAM

Mã số thuế: 0100773885 - Ngày cấp:29/10/1998 - Nơi cấp: Cục Thuế Thành Phố Hà Nội

Địa chỉ: Số 292 Bà Triệu, P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Số điện thoại: (028) 38489828 - Email:job@kfcvietnam.com.vn

Tra cứu kết quả