Mục lục bài viết
Android hiện đang là hệ điều hành phổ biến số 1 trên thị trường với 1.4 tỷ người dùng, đó cũng là lý do vì sao nhu cầu tuyển dụng lập trình Android luôn rất cao. Theo Cục Thống kê Lao động, nhu cầu về các nhà phát triển phần mềm, bao gồm cả các nhà phát triển Android, dự kiến sẽ tăng 17% cho đến năm 2024. Nếu bạn yêu thích hệ điều hành này và muốn trở thành một lập trình viên Android thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!
» Tìm hiểu công việc: Kỹ sư phần mềm
Lập trình viên Android là người thiết kế và phát triển các phần mềm, ứng dụng dành riêng cho hệ điều hành Android.
Android ra đời dựa trên phiên bản sửa đổi của hệ điều hành Linux và một phần mềm mã nguồn mở khác, được thiết kế để sử dụng trên các thiết bị di động màn hình cảm ứng như điện thoại thông minh và máy tính bảng. Android chính là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với hệ điều hành iOS của “ông lớn” Apple.
Có rất nhiều nhiệm vụ mà Lập trình viên Android phải thực hiện để phát triển các ứng dụng Android. Sau đây là những nhiệm vụ mà chúng tôi bắt gặp nhiều nhất trong quá trình phân tích bản mô tả công việc cho vị trí Lập trình viên Android:
- Thiết kế và phát triển các ứng dụng cho nền tảng Android
Đây là nhiệm vụ chiếm phần lớn thời gian của các Lập trình viên Android. Điều này liên quan đến việc sử dụng C/C++, JavaScript và một số công cụ khác để viết code. Nhiệm vụ này đòi hỏi sự tập trung cao độ đến từng chi tiết, vì chỉ một dòng code nhập sai có thể khiến toàn bộ chương trình không sử dụng được.
- Cộng tác với các nhóm chức năng khác để thiết kế tính năng mới
Lập trình viên Android sẽ làm việc với bộ phận Phát triển sản phẩm và một số bộ phận khác để lên ý tưởng và thiết kế các tính năng mới mà người dùng thực sự muốn.
- Khắc phục sự cố và sửa lỗi
Trách nhiệm khắc phục sự cố thuộc về Android Developer trước khi ứng dụng được phát hành đến người dùng cuối. Trước tiên, họ sẽ chạy thử nghiệm ứng dụng để tìm lỗi, và sau đó, nếu có bất kỳ sự cố nào phát sinh, thì họ sẽ phải sửa đến khi nào ứng dụng chạy mượt mà thì thôi.
- Làm việc với nguồn dữ liệu bên ngoài và các API khác nhau
API là viết tắt của Application Programming Interface - Giao diện lập trình ứng dụng. API là sự kết nối giữa các chương trình máy tính để chúng có thể giao tiếp với nhau.
Bằng cách sử dụng API, các lập trình viên có thể mở nhiều chương trình khác nhau trong một tác vụ và làm cho ứng dụng có tính tương tác cao hơn.
» Tham khảo: Việc làm IT lương cao
- Java: Java là ngôn ngữ phát triển chính thức của Android và được hỗ trợ bởi Android Studio.
- Kotlin: Kotlin cũng là một ngôn ngữ chính thức khác của Android. Nó tương tự như Java nhưng dễ hơn Java.
- C++: Android Studio hỗ trợ C++ với việc sử dụng Java NDK để tạo ra các ứng dụng trò chơi. Tuy nhiên, do sử dụng C++ khá phức tạp nên chỉ các lớn và chuyên nghiệp mới sử dụng cái này.
- C#: C# là một giải pháp thay thế thân thiện với người mới bắt đầu hơn là C và C++. Nó cũng đơn giản hơn Java.
- JavaScript: Các lập trình viên thường sử dụng JavaScript cùng với HTML5 và CSS để thiết kế và phát triển ứng dụng trên hệ điều hành Android.
Ngoài yêu cầu tốt nghiệp chuyên ngành CNTT, Khoa học máy tính, Phát triển phần mềm hoặc các chuyên ngành liên quan thì để trở thành một Lập trình viên Android, bạn cần thỏa mãn thêm các yêu cầu dưới đây:
- Thao tác tốt với nhiều ngôn ngữ lập trình. Như chúng tôi đã liệt kê ở trên: C, C++, C#, Kotlin, Java và JavaScript là những ngôn ngữ lập trình mà bạn không thể không thành thạo nếu muốn trở thành lập trình viên Android.
- Am hiểu về cơ sở dữ liệu: Lập trình viên Android sử dụng một số cơ sở dữ liệu phổ biến như MySQL, Redis, PostgreSQL, MongoDB, SQLite và MariaDB để xây dựng ứng dụng Android. Trong đó SQLite là cơ sở dữ liệu lý tưởng cho mọi ứng dụng di động và hữu ích để lưu trữ dữ liệu vĩnh viễn.
- Kiến thức về Android Studio: Android Studio là nơi các ứng dụng Android được phát triển. Android Studio cung cấp các công cụ nhanh nhất giúp nhà phát triển xây dựng ứng dụng được trên mọi loại thiết bị Android.
- Kiến thức về Android SDK và các phiên bản Android khác nhau: SDK là viết tắt của Software Development Kit. SDK Android là các mô-đun mã Java cho phép các nhà phát triển truy cập các chức năng của thiết bị di động như máy ảnh và máy đo gia tốc. Không có Android Developer nào lại có thể thành công nếu không nắm vững kiến thức về Android SDK. Ngoài SDk Android thì bạn cũng cần thường xuyên cập nhật các phiên bản Android khác nhau.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Chú ý cao đến từng chi tiết
- có Kỹ năng phân tích
Lập trình viên Android là nghề nghiệp đang có nhu cầu rất cao tại thời điểm này. Bất cứ ai cũng có thể trở thành lập trình viên Android nếu như trau dồi đủ các kỹ năng mà chúng tôi vừa trình bày trong bài viết trên. Chúc bạn sớm thành công với vị trí Android Developer nhé!