Loading: %
Close
Menu

Misa là gì? Những chức năng chính trên phần mềm Misa!

Mục lục bài viết

Đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ, việc sử dụng phần mềm kế toán được xem là giải pháp thay thế hợp lý hơn so với việc thuê một kế toán viên hoặc một công ty thứ ba để thực hiện nghiệp vụ quản lý thuế và tiền lương. Một trong số đó không thể không kể đến phần mềm Misa. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lý do khiến phần mềm Misa ngày càng phổ biến những tính năng ưu việt của nó nhé!

» Tham khảo: Cách tính lương

Misa là gì?

Phần mềm kế toán Misa là sản phẩm của Công ty cổ phần Misa, được sử dụng để quản lý và ghi lại các giao dịch tài chính hàng ngày trong một tổ chức, bao gồm quản lý tài sản cố định, quản lý chi phí, quản lý doanh thu, các khoản phải thu, các khoản phải trả, kế toán sổ cái phụ,.... 

Hiện Misa đã phát triển quy mô với hơn 2.000 nhân sự và có tới 5 văn phòng đại diện tại Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Buôn Ma Thuột & TP. Hồ Chí Minh. Doanh nghiệp này đã cung cấp các phần mềm công nghệ cho hơn 150 nghìn doanh nghiệp, 70 nghìn đơn vị hành chính sự nghiệp và 2 triệu cá nhân tại 16 quốc gia trên toàn thế giới.

Ưu nhược điểm của phần mềm Misa

Không phải tự nhiên mà phần mềm kế toán Misa lại được nhiều cá nhân và doanh nghiệp, thậm chí cả những tổ chức lớn như ngân hàng hay kho bạc Nhà nước ưa chuộng đến vậy. Đó là vì nó có những tính năng ưu việt như:

- Giao diện thân thiện, sử dụng hoàn toàn bằng ngôn ngữ tiếng việt. 

- Hệ thống được kết nối với ứng dụng MISA SME trên điện thoại để liên tục thông báo các biến động liên quan đến tài chính doanh nghiệp. Điều này giúp cho các nhà quản lý có thể dễ dàng nắm bắt dòng tiền và nắm bắt tình hình sổ sách kế toán mọi lúc mọi nơi. 

- Phần mềm kế toán Misa có cơ chế tự động phát hiện lỗi sai. Điều này giúp giảm thiểu 90% sai sót và tiết kiệm 80% thời gian trong quá trình thực hiện nghiệp vụ kế toán so với cách nhập dữ liệu truyền thống.

- Mức độ chính xác cao nhờ vào cơ chế tự động hóa: phần mềm sẽ tự động nhận hóa đơn điện tử, sau đó hạch toán vào sổ sách.

- Phần mềm cho phép tạo đồng thời nhiều CSDL. Do đó mỗi phòng ban hoặc mỗi đơn vị (đối với công ty có nhiều chi nhánh) có thể làm việc trên 1 CSDL độc lập.

- Trang chủ của Misa tự động cập nhật các điều khoản, nghị định và thông tư của Nhà nước, giúp doanh nghiệp kịp thời nắm bắt và áp dụng trong quá trình vận hành. 

- Tính năng bảo mật cao do được lập trình bằng ngôn ngữ SQL.

Tuy nhiên, phần mềm kế toán Misa vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần được cải thiện như:

- Không gõ được tiếng Việt có dấu đối với máy tính sử dụng hệ điều hành Windows 8 và Windows 10.

- Yêu cầu máy tính phải có cấu hình cao, nếu không phần mềm chạy sẽ bị chậm.

- Tính năng liên quan đến giá thành sản phẩm không hiệu quả

» Đọc thêm về: Lương GrossLương Net

Những chức năng chính trên phần mềm Misa là gì?

Dưới đây là danh sách chức năng nghiệp vụ chính được hỗ trợ trong phần mềm kế toán Misa:

1. Nghiệp vụ quỹ tiền mặt 

Phần mềm sẽ tự động gửi báo cáo tình hình thu - chi, tồn quỹ tiền mặt nội tệ và ngoại tệ… của doanh nghiệp dưới dạng biểu đồ. Như vậy trong quá trình đối soát với Sổ quỹ của Thủ quỹ, phần mềm có thể nhanh chóng phát hiện chênh lệch, từ đó tự động xử lý các kết quả đã được kiểm kê.

2. Nghiệp vụ phân tích tài chính

Phần mềm kế toán của công ty cổ phần Misa có khả năng cung cấp hơn 100 loại biểu đồ phân tích tài chính, giúp chủ doanh nghiệp có thể nắm bắt tình hình sức khỏe tài chính cũng như mức độ lưu động của dòng tiền một cách chính xác và kịp thời. Từ đó đưa ra phương án sử dụng dòng tiền tối ưu nhất. 

3. Nghiệp vụ ngân hàng

Chứng từ Thu - Chi được tự động đối chiếu với Sổ phụ ngân hàng để phát hiện chênh lệch. Từ đó đưa ra dự báo về dòng tiền và số dư của từng loại tài khoản trong tương lai.

4. Nghiệp vụ bán hàng

Với hệ thống phần mềm được thiết kế tối ưu,  Misa cho phép người dùng thiết lập chính sách giá bán và chiết khấu riêng cho từng mặt hàng và từng loại khách hàng khác nhau. Misa cũng tự động theo dõi và tính toán chiết khấu trên tổng giá trị đơn hàng, sau đó theo dõi và lập kế hoạch thu nợ theo từng giai đoạn. Trong quá trình theo dõi, Misa sẽ tự động tính lãi nợ quá hạn.

5. Nghiệp vụ mua hàng

Phần mềm kế toán Misa có thể tự động hạch toán hóa đơn mua hàng dưới dạng hóa đơn điện tử được xuất từ những phần mềm như S-Invoice của Viettel, Invoice của VNPT, Meinvoice của Misa, EasyInvoice của Softdreams,...

6. Quản lý hóa đơn

Thông qua phần mềm này, doanh nghiệp có thể tự tạo mẫu, in và sử dụng hóa đơn tuân thủ đúng theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về các loại hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. 

Các loại tem, vé hay phiếu nhập kho… cũng sẽ được Misa theo dõi và thông báo tức thời tới nhà quản trị.

7. Nghiệp vụ kho

Misa sẽ làm thay phần việc của Quản lý kho, bao gồm xuất kho, nhập kho, tính giá vốn hàng tồn kho, báo cáo hạn sử dụng,...giúp chủ doanh nghiệp kiểm soát lượng hàng tồn và tình hình lưu chuyển hàng hóa. Từ đó lên phương hướng sản xuất cho phù hợp.

8. Nghiệp vụ Tài sản cố định

Phần mềm kế toán Misa sẽ tự động tính toán chi phí khấu hao cho từng loại tài sản cố định và gửi báo cáo vào cuối năm. Ngoài ra, phần mềm này còn hỗ trợ lập biên bản kiểm kê tài sản cố định và tự động xử lý chênh lệch sau khi kết thúc quá trình kiểm kê.

9. Nghiệp vụ hợp đồng

Phần mềm hỗ trợ theo dõi chi tiết công nợ, doanh thu và chi phí theo từng dự án và nhóm hợp đồng.

10. Nghiệp vụ lương

Mỗi doanh nghiệp sẽ có một cơ chế tính lương riêng, có thể là tính lương cơ bản theo hệ số, theo sản lượng hoặc theo thỏa thuận với nhân viên. Dù tính lương theo cơ chế nào thì phần mềm kế toán Misa đều có thể làm tốt nghiệp vụ lương: từ việc chấm công hàng ngày cho nhân viên đến việc lập bảng tổng hợp chấm công và tính lương vào cuối tháng.

11. Nghiệp vụ thuế

Phần mềm hỗ trợ lập tờ khai thuế GTGT và phụ lục bảng kê thuế TNCN cho cả hai trường hợp nộp thuế trực tiếp và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Từ đó doanh nghiệp có thể xuất báo cáo thuế dưới định dạng XML và nộp báo cáo thuế cho Tổng cục Thuế qua MTAX.VN.

12. Nghiệp vụ tổng hợp

Doanh nghiệp có thể gửi báo cáo tài chính trực tiếp cho Tổng cục thuế ngay tại phần mềm kế toán Misa nhờ vào tính năng tự động thiết lập chữ ký điện tử mà không cần USB Token.

13. Nghiệp vụ công cụ dụng cụ

Phần mềm hỗ trợ lập báo cáo kiểm kê các loại công cụ dụng cụ, đồng thời thực hiện phân bổ chi phí cho từng loại. Từ đó tự động tính toán lãi lỗ kinh doanh và xử lý chênh lệch sau khi kiểm kê.


Tìm việc làm

Việc làm khác

CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH KFC VIỆT NAM

Mã số thuế: 0100773885 - Ngày cấp:29/10/1998 - Nơi cấp: Cục Thuế Thành Phố Hà Nội

Địa chỉ: Số 292 Bà Triệu, P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Số điện thoại: (028) 38489828 - Email:job@kfcvietnam.com.vn

Tra cứu kết quả