Loading: %
Close
Menu

Quy trình quản lý nhân sự hiệu quả với 5 bước cụ thể!

Mục lục bài viết

Nguồn nhân lực luôn đóng một vai trò quan trọng trong tất cả các hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, làm thế nào để quản lý và khai thác hiệu quả nguồn lực này, phục vụ sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Cùng KFC tìm hiểu quản lý nhân sự là gì? Quy trình quản lý nhân sự diễn ra như thế nào thì mới được gọi là hiệu quả nhé! 

Quản lý nhân sự là gì?

Quản lý nhân sự (HR Management - HRM) là chức năng quản lý, sử dụng tất cả các vấn đề liên quan đến con người trong một tổ chức.

Chức năng quản lý nhân sự liên quan đến một số công tác như thu hút nhân tài, tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới, tính lương, đánh giá hiệu suất, khen thưởng nhân viên,… Không chỉ vậy, chức năng này còn liên quan đến công tác kiểm tra, điều chỉnh nhằm phát triển tiềm năng của NLĐ một cách hiệu quả nhất.

» Tìm hiểu: HR là gì?

Quản lý nhân sự thường làm gì?

1. Bố trí nhân sự

Một trong những nhiệm vụ chính của HRM là bố trí nhân sự, bắt đầu từ lúc đăng tuyển đến lúc thương lượng gói lương. Trong chức năng nhân sự, có 3 bước chính:

Xây dựng kế hoạch nhân sự: HRM cần dự tính xem họ nên thuê thêm bao nhiêu người dựa trên kỳ vọng về doanh thu;

- Tuyển dụng: Tuyển thêm người để lấp đầy các vị trí còn trống;

- Thương lượng: Trong giai đoạn này, HRM sẽ đưa ra một offer để thương lượng với ứng viên dựa trên ngân sách lương của từng vị trí. 

2. Phát triển các chính sách về nơi làm việc

Mọi tổ chức đều có các chính sách để đảm bảo sự công bằng, và một trong những công việc chính của HRM là phát triển các chính sách này. 

Trong quá trình phát triển chính sách, cả HRM, quản lý và giám đốc điều hành đều tham gia vào quá trình này. Ví dụ, khi chuyên gia HRM nhận ra cần tạo ra một chính sách mới hoặc thay đổi chính sách một vài điều trong chính sách cũ, HRM sẽ thu thập ý kiến của nhân viên về chính sách, sau đó viết nội dung chính sách để trình lên ban lãnh đạo, và cuối cùng là truyền đạt chính sách đó cho nhân viên. 

Một số ví dụ về các chính sách tại nơi làm việc có thể gồm:

Chính sách kỷ luật;

- Chính sách về thời gian nghỉ có lương;

- Quy định về trang phục;

- Chính sách đạo đức;

- Chính sách sử dụng Internet,...

3. Quản lý cơ chế lương thưởng, bồi thường và phúc lợi

Tiền bồi thường bao gồm bất cứ thứ gì mà nhân viên nhận được nếu không may gặp phải sự cố trong quá trình làm việc. 

Ngoài ra, các chuyên gia HRM cũng cần đảm bảo mức lương tương đương với mức lương mà những người khác làm công việc tương tự đang được trả. Điều này liên quan đến việc thiết lập cơ chế trả lương theo số năm làm việc tại tổ chức, số năm kinh nghiệm, trình độ học vấn và các khía cạnh tương tự. 

» Xem chi tiết công việc của: C&B

4. Giữ chân nhân viên

Lương thưởng là yếu tố chính quyết định tỷ lệ giữ chân nhân viên, nhưng tỷ lệ này cũng bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như:

Các vấn đề xung quanh công việc mà họ đang đảm nhận;

- Vấn đề với người quản lý;

- Văn hóa doanh nghiệp không phù hợp;

- Môi trường làm việc toxic.

Lúc này, người quản lý nhân sự cần biết khai thác vấn đề và tìm ra phương án cải thiện phù hợp để giữ chân nhân tài.

5. Đào tạo và phát triển

Đào tạo cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy động lực của nhân viên. Những nhân viên được công ty đào tạo bài bản thường có xu hướng hạnh phúc hơn trong công việc, điều này dẫn đến việc tăng khả năng giữ chân nhân viên. 

Ví dụ một số chương trình đào tạo như:

Đào tạo kỹ năng công việc, chẳng hạn như cách chạy quảng cáo đối với nhân viên Digital Marketing;

- Đào tạo về kỹ năng giao tiếp;

- Các hoạt động xây dựng đội nhóm;

- Đào tạo về các quy định trong công ty và quy định pháp luật.

6. Cập nhật điều luật bổ sung 

Môi trường pháp lý luôn thay đổi, vì vậy HRM phải luôn nhận thức được những thay đổi đang diễn ra và sau đó thông báo những thay đổi đó cho toàn bộ tổ chức quản lý. Một số điều luật có liên quan đến nơi làm việc mà Quản lý nhân sự cần nắm rõ như:

Mức lương tối thiểu;

- Luật an toàn lao động;

- Luật lao động;

- Yêu cầu chăm sóc sức khỏe;

7. An toàn lao động

An toàn là một yếu tố chính cần được đề cao trong tất cả các tổ chức. Người quản lý nguồn nhân lực phải nhận thức được các yêu cầu về bảo vệ người lao động và đảm bảo nơi làm việc đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn lao động, chẳng hạn như:

An toàn sinh học;

- Yêu cầu về quần áo bảo hộ;

- Yêu cầu về lượng bức xạ,...


Quy trình quản lý nhân sự hiệu quả

Làm thế nào để quản lý nguồn nhân lực hiệu quả luôn là một bài toán khó đối với hầu hết các nhà quản lý nhân sự và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi người lãnh đạo phải hiểu rõ các bước của một quy trình quản lý nhân sự hiệu quả để phù hợp với từng bước đi chiến lược của công ty. 

Dưới đây là 5 bước cần thiết để xây dựng quy trình quản lý nhân sự hiệu quả trong doanh nghiệp.

Bước 1: Thiết lập hệ thống thông tin quản lý nhân sự

Bao gồm:

- Bảng thông tin nhân sự gồm: Họ tên, Ngày sinh, Quê quán, SĐT, Email và Chức vụ theo từng phòng ban;

- File theo dõi hồ sơ tuyển dụng để có thể lựa chọn được ứng viên phù hợp trong tương lai;

- Bảng kết quả đánh giá hiệu quả công việc, ghi lại quá trình mọi người hoàn thành công việc, từ đó đưa ra các chiến lược đào tạo lại nhân sự một cách kịp thời;

- Bảng theo dõi lương: Ngoài việc nắm bắt được mức lương mà nhân viên đang được hưởng, quản lý nhân sự có thể kịp thời điều chỉnh mức lương phù hợp cho từng vị trí;

Việc lưu trữ những thông tin kể trên giúp người quản lý có thể dễ dàng nắm bắt tình trạng nhân viên của mình bất cứ lúc nào. Ngoài ra, việc này cũng đảm bảo mọi nhân viên trong công ty đều nhận được những lợi ích mà họ xứng đáng có được trong quá trình làm việc.

Bước 2: Xây dựng quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp

Nguồn nhân lực là sức mạnh cốt lõi của mỗi doanh nghiệp nên công tác tuyển dụng nhân lực là một khâu vô cùng quan trọng cần được quan tâm và xây dựng hợp lý để đảm bảo chọn được những ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp. Làm tốt điều này thì doanh nghiệp mới có thể triển khai thực hiện các chiến lược khác một cách hiệu quả.

Những yếu tố mà HRM cần quan tâm ở bước này gồm có:

  • Quy trình phỏng vấn nhân sự;

  • Kế hoạch đào tạo nhân sự mới;

  • Quy trình điều phối nhân sự giữa các phòng ban;

  • Chế độ đãi ngộ, lương thưởng;

  • Nội quy, quy định đang được áp dụng tại doanh nghiệp.

Bước 3: Phân công công việc rõ ràng cho từng nhân sự

Việc phân công công việc rõ ràng giúp nhân viên định hướng công việc phải làm một cách chính xác mà không bị chồng chéo, giảm tối đa tình trạng làm cả ngày mà không hết việc.

Ngoài việc giúp nhân viên xử lý công việc hiệu quả hơn, sự phân công rõ ràng này còn giúp người quản lý nhân sự dễ dàng theo dõi tiến độ và đánh giá kết quả của từng nhân viên.

Bước 4: Đặt ra mục tiêu làm việc 

Mục tiêu được xem như động lực thúc đẩy của mọi tổ chức. Không có mục tiêu, tất cả các thành viên trong tổ chức sẽ chẳng thể khơi dậy tinh thần quyết tâm của mình. Và như thế thì tổ chức sẽ chẳng bao giờ có thể tạo ra thành tích đột phá. 

Bước 5: Đánh giá hiệu quả thực hiện công việc

Quản lý nhân sự nên phối hợp với các bộ phận, phòng ban để lập ra bảng đánh giá hiệu quả công việc của từng nhân viên theo từng giai đoạn cụ thể (tuần, tháng, quý,...).

Những nhân viên có hiệu suất cần được khen ngợi hoặc động viên công khai để thúc đẩy tinh thần làm việc của họ. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về quản lý nhân sự và cách xây dựng quy trình quản lý nhân sự hiệu quả. Hãy theo dõi website của chúng tôi để trang bị thêm nhiều kiến thức trong lĩnh vực nhân sự nhé.


Tìm việc làm

Việc làm khác

CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH KFC VIỆT NAM

Mã số thuế: 0100773885 - Ngày cấp:29/10/1998 - Nơi cấp: Cục Thuế Thành Phố Hà Nội

Địa chỉ: Số 292 Bà Triệu, P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Số điện thoại: (028) 38489828 - Email:job@kfcvietnam.com.vn

Tra cứu kết quả