bảo hiểm xã hội tự nguyện
Mục lục bài viết
Hiện nay, với lao động tự do không thể tham gia BHXH bắt buộc thì có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH tự nguyện). Đây là loại hình bảo hiểm cho phép chúng ta được lựa chọn mức đóng phù hợp với tình hình kinh tế của bản thân. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu BHXH tự nguyện là gì? Các chế độ, mức đóng và mức hưởng của bảo hiểm tự nguyện như thế nào nhé!
» Xem ngay: Bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH tự nguyện) là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức thực hiện và người tham gia bảo hiểm được lựa chọn phương thức thanh toán, mức đóng bảo hiểm sao cho phù hợp với điều kiện tài chính của mình.
Đối với công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên đều có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi không nằm trong nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc theo Khoản 4, Điều 2 của Luật BHXH ban hành ngày 20/11/2014 quy định. Bên cạnh đó, cũng căn cứ theo Luật trên người lao động có thể xem xét mình thuộc nhóm đối tượng đóng BHXH bắt buộc hay BHXH tự nguyện để đóng BHXH.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất căn cứ theo Điều 4 của Luật BHXH của Việt Nam năm 2014. So với BHXH bắt buộc thì người đóng BHXH tự nguyện sẽ không được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp hay tai nạn lao động. Tuy nhiên, nếu người lao động không thuộc nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì vẫn nên tham gia BHXH tự nguyện vì những lợi ích khác mà nó mang lại.
Căn cứ theo Điều 87 của Luật BHXH Việt Nam số 58/2014 ban hành ngày 20/11/2014 quy định đối với mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động như sau:
Theo Khoản 4, Điều 2 của Luật này người lao động đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức thu nhập hàng tháng và mức thu nhập tháng chính là căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội đồng thời mức đóng tối thiểu sẽ bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Người lao động có thể lựa chọn đóng theo các phương thức sau:
Năm 2019 mức độ chuẩn nghèo của khu vực nông thôn là 700.000 đồng/ tháng. Tuy nhiên đến năm 2022 mức độ chuẩn nghèo của khu vực thay đổi tăng lên là 1.500.000 đồng/tháng. Vậy nên mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất và hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm như sau:
Như vậy, nhà nước đã tạo điều kiện tốt nhất có thể để người lao động ở trong hoàn cảnh nào cũng có cơ hội để tham gia bảo hiểm xã hội hướng đến mục tiêu cao hơn đó là an sinh xã hội.
» Tìm hiểu thêm về: Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo Luật BHXH Việt Nam, chương 4 có quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện chi tiết như sau:
- Đối với mức hưởng chế độ hưu trí
Từ năm 2022 trở đi quy định lương hưu hàng tháng bằng 45% mức đóng BHXH hàng tháng. Đối với lao động nữ tuổi hưởng lương hưu là 60 tuổi khi đóng từ đủ 15 năm BHXH và lao động nam tuổi hưởng lương hưu là 62 tuổi khi đóng từ đủ 20 năm BHXH. Sau đó, sẽ được tính thêm 2% mỗi năm nhưng không được vượt quá 75%.
- Mức hưởng trợ cấp BHXH 1 lần
Bảo hiểm xã hội 1 lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, mỗi năm đóng cao hơn số năm tương ứng sẽ được hưởng 75% lương hưu và bằng 0,5 x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Cụ thể sẽ tính như sau:
- Đối với mức hưởng chế độ tử tuất
a. Trợ cấp mai táng:
Người lao động được hưởng trợ cấp mai táng có thời gian đóng BHXH từ đủ 60 tháng trở lên hoặc đang hưởng lương hưu ở thời điểm hiện tại là 14,9 triệu đồng tương đương với 10 lần mức lương cơ sở.
b. Trợ cấp tử tuất
Đối với thân nhân của người lao động đang đóng hoặc được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì:
Đối với thân nhân của người lao động đang hưởng lương hưu:
Trên đây là những thông tin tổng quan mới nhất được cập nhật theo Luật BHXH Việt Nam về Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho các bạn góc nhìn đầy đủ, chính xác và hữu ích khi có nhu cầu tham gia BHXH.