Mục lục bài viết
Đối với một lĩnh vực yêu cầu ứng viên phải không ngừng đổi mới và sáng tạo như Marketing thì việc sử dụng bài test năng lực trong phỏng vấn cũng là điều dễ hiểu. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu 2 dạng câu hỏi xuất hiện nhiều trong các bài test phỏng vấn Marketing nhé!
» Có thể bạn quan tâm: Bài test phỏng vấn IT
Ngoài những câu hỏi liên quan đến kiến thức và kinh nghiệm, nhà tuyển dụng thời nay thường thiết kế riêng một bài test phỏng vấn để có thể đánh giá khách quan nhất năng lực thực sự của ứng viên. Ngoài ra, qua bài test này, nhà tuyển dụng còn quan sát được khả năng tư duy cũng như độ nhạy bén của người đó nữa.
Đó là 4 kỹ năng cơ bản cần đánh giá khi tuyển dụng một nhân viên marketing.
Còn nếu bạn muốn ứng tuyển vào các vị trí quản lý (Manager, Trưởng phòng, Phó Giám đốc, Giám đốc) thì nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ở bạn thêm một vài kỹ năng khác như kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng ra quyết định,...
» Tham khảo: Những kỹ năng mềm cần có
Trong một bài test phỏng vấn marketing, bạn có thể nhận được vô số câu hỏi khác nhau từ phía nhà tuyển dụng. Nhưng nhìn chung các câu hỏi này sẽ được chia thành 2 dạng là câu hỏi chuyên môn & câu hỏi tình huống.
Một số câu hỏi chuyên môn mà các marketer có thể tham khảo như:
1/ Marketing và Sale có gì khác nhau?
Lưu ý: Đây là câu hỏi mà người phỏng vấn hỏi nhiều nhất khi bạn phỏng vấn những vị trí trong ngành marketing. Ứng viên nào chưa có kinh nghiệm càng phải lưu ý hơn đối với câu hỏi này. Mục đích khi đặt ra câu hỏi là để đánh giá xem bạn đã hiểu rõ bản chất của công việc hay chưa, do đó nên trả lời đúng trọng tâm vào bản chất cốt lõi của cả hai hoạt động này.
Trả lời: Theo em/tôi, Marketing là làm thế nào để sản phẩm/dịch vụ đến được tai của khách hàng, còn Sale là làm thế nào để sản phẩm/dịch vụ đến được tay của khách hàng. Marketing chủ yếu tác động vào người tiêu dùng, từ đó tạo ra sức kéo. Còn Sale chủ yếu tác động vào người bán hay khách hàng để tạo ra sức đẩy. Cả hai hoạt động Marketing và Sale đều giải quyết đầu ra cho công ty.
2/ Bạn hiểu gì Digital Marketing?
Lưu ý: Digital Marketing là một mảng rất rộng trong lĩnh vực tiếp thị nói chung, do đó ứng viên dễ mắc phải lỗi trình bày hết những gì mà mình biết về nó. Tuy nhiên, thời gian thực hành bài test là có hạn, hãy trả lời thật ngắn gọn và đưa ra khái niệm tổng quát nhất về Digital Marketing.
Trả lời: Digital Marketing là hoạt động marketing được thực hiện thông qua Internet. Hoạt động này gồm những hình thức cơ bản như SEO, content marketing, SEM, Social Media, PPC và Affiliate. Nói chung, Digital Marketing tạo ra sự hiện diện cho thương hiệu tại môi trường trực tuyến, và mục đích cuối cùng vẫn là bán được hàng.
3/ 4P trong Marketing là gì?
Lưu ý: 4P là công cụ cơ bản nhất để những người làm marketing có thể thực hiện được một chiến lược marketing-mix. Chính vì vậy, nó có thể là một trong những câu hỏi dễ xuất hiện nhất trong bài test phỏng vấn marketing. Bạn nhất định không được trả lời sai hoặc trả lời lạc đề ở một câu hỏi kiến thức cơ bản như thế này!
Trả lời: 4P gồm:
Một số câu hỏi tình huống trong bài test phỏng vấn marketing mà bạn có thể tham khảo gồm có:
1/ Nếu đối thủ thực hiện marketing để tung ra sản phẩm mới có tính năng giống với sản phẩm của công ty, bạn sẽ làm thế nào?
Lưu ý: Nhà tuyển dụng muốn thấy được hướng giải quyết cụ thể mà bạn có thể thực hiện khi đối mặt với trường hợp này. Đừng nói chung chung, hãy trình bày càng chi tiết càng tốt.
Trả lời: Nếu như sản phẩm của công ty và sản phẩm của đối thủ không có sự khác biệt, tôi đề nghị công ty nên tập trung marketing tập trung vào khâu bảo hành và chăm sóc khách hàng. Đối với ngành hàng thời trang, trên 50% khách hàng gặp phải vấn đề trong quá trình đổi trả khi sản phẩm không vừa hoặc không ưng ý. Cụ thể, khách hàng mua sản phẩm bất kỳ của công ty đều được quyền đổi hoặc trả trong vòng 15 ngày tính từ ngày nhận hàng. Khách hàng sẽ chỉ phải chịu một đầu phí vận chuyển là 30.000VNĐ, còn lại công ty sẽ giao lại hàng miễn phí cho khách. Đó là điều mà đối thủ của chúng ta chưa thể làm được.
2/ Bạn đã thực hiện chiến dịch Marketing nào chưa?
Lưu ý: Bạn cần nêu được tên của chiến dịch marketing mà bạn từng tham gia, nếu chiến dịch không có tên, ít nhất phải nêu được thời gian thực hiện chiến dịch. Tiếp theo là trình bày vai trò, nhiệm vụ của bạn trong chiến dịch đó. Trả lời từng vấn đề một. Bạn có thể đề cập đến thành tích mà chiến dịch mang lại. Như vậy thì nhà tuyển dụng mới có cơ sở để đánh giá khả năng của bạn.
Trả lời: Vâng, tôi đã từng tham gia vào một chiến dịch digital marketing nhằm tung ra sản phẩm mới cho công ty thời trang ABC. Thời gian diễn ra chiến dịch này là tháng 6 đến tháng 7 năm 2021. Tôi phụ trách mảng nội dung. Công việc của tôi là sáng tạo content viral cho fanpage và content chạy quảng cáo. Tuần đầu tiên sau khi khởi chạy chiến dịch này, độ tương tác của fanpage tăng 200%, doanh số bán cho sản phẩm mới trung bình là 300 sản phẩm/ngày tính cả đơn bán sỉ và bán lẻ.
3/ Khi có quá nhiều việc phải hoàn thành, bạn sẽ làm thế nào?
Trả lời: Đầu tiên, tôi sẽ liệt kê danh sách những việc mà mình phải làm trong ngày, trong tuần và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên giảm dần. Tuy nhiên, tôi sẽ không làm hết mà tập trung giải quyết 3 đầu công việc mà tôi cho là quan trọng nhất ngay trong ngày, những đầu việc còn lại sẽ được giải quyết vào thời gian rảnh hoặc chuyển sang ngày kế tiếp. Tôi thường tỉnh táo nhất vào lúc 8h30-11h và 15-17h chiều nên đây là hai khoảng thời gian tôi thường dành để giải quyết những việc quan trọng.
» Tham khảo: Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
4/ Bạn mong muốn mức lương như thế nào?
Lưu ý: Lương là vấn đề nhạy cảm. Không nhà tuyển dụng nào cảm thấy hài lòng khi ứng viên chưa chứng minh được năng lực của mình mà đã đề xuất mức lương mong muốn. Do đó, đừng đưa ra bất kỳ con số nào trong câu trả lời. Đối với câu hỏi này, hãy ứng xử khôn ngoan bằng cách hỏi thêm về công việc, hoặc hỏi về chế độ đãi ngộ của công ty cũng là một sự lựa chọn sáng suốt.
Trả lời: Trước khi đề cập đến vấn đề lương thưởng, tôi muốn biết thêm thông tin về vị trí ứng tuyển. Hoặc anh/chị có thể phổ biến cho tôi biết về chế độ đãi ngộ của công ty dành cho vị trí này được hay không?
Đọc đến đây, bạn đã cảm thấy an tâm hơn chút nào nếu như phải thực hành một bài test phỏng vấn marketing chưa? Chúng tôi mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp bạn tự tin phỏng vấn bất kỳ vị trí nào mà bạn mong muốn. Chúc bạn thành công.
Cập nhật tin tuyển dụng mới nhất của KFC » TẠI ĐÂY