Loading: %
Close
Menu

5+ Hình thức phỏng vấn thường gặp và cách xử lý!

Mục lục bài viết

Tuỳ vào số lượng vị trí cần tuyển dụng cũng như yêu cầu tối thiểu đối với từng vị trí mà nhà tuyển dụng sẽ áp dụng linh hoạt các hình thức phỏng vấn khác nhau. Cụ thể có tới 12 hình thức phỏng vấn, nhưng hôm nay chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu sâu về 5 hình thức phỏng vấn được áp dụng nhiều nhất và cách ứng xử hiệu quả đối với từng loại nhé!

» Có thể bạn quan tâm: Những phương pháp phỏng vấn thường gặp

1. Làm bài test 

Các bài test năng khiếu hoặc bài test đo lường tâm lý là hình thức phỏng vấn rất được ưa chuộng trong quá trình tuyển dụng. Nhiều công ty sử dụng các bài kiểm tra này để đánh giá năng lực của một ứng viên bằng cách đo lường các nhóm kỹ năng khác nhau, sau đó sử dụng kết quả trên để so sánh với những ứng viên khác. Bài test sẽ cho nhà tuyển dụng biết cách ứng viên đối phó với những thách thức mà họ phải đối mặt trong quá trình ứng tuyển.

Các câu hỏi mà bạn nhận được trong một bài test năng lực sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại vai trò mà bạn đang ứng tuyển. Họ có thể yêu cầu bạn xác định một số, hình dạng, hình ảnh còn thiếu hoặc họ có thể đưa cho bạn một kịch bản viết sẵn và yêu cầu trả lời câu hỏi,...Nhìn chung có rất nhiều dạng bài test mà một doanh nghiệp có thể tổ chức để tìm kiếm và sàng lọc ứng viên. Chẳng hạn như:

  1. Lập luận theo sơ đồ - Kiểm tra khả năng lập luận logic của bạn, tốc độ bạn có thể quan sát các quy tắc từ các hình minh họa và áp dụng chúng vào các mẫu mới để đưa ra câu trả lời chính xác;
  2. Suy luận số - Kiểm tra khả năng tính toán chung của ứng viên;
  3. Lập luận bằng lời nói - Đánh giá sự hiểu biết của bạn và cách bạn rút ra kết luận thực tế từ tài liệu có sẵn;
  4. Lập luận quy nạp - Kiểm tra khả năng phân tích dữ liệu của bạn trong một môi trường có áp lực về mặt thời gian;
  5. Phán đoán tình huống - Kiểm tra một cách nghiêm túc khả năng phán đoán của bạn trong việc đưa ra cách tiếp cận phù hợp nhất để giải quyết vấn đề. Các tình huống có thể là thực tế hoặc giả định, và nhiệm vụ của bạn là xác định cách giải quyết phù hợp nhất;
  6. Suy luận logic - Là một phần cơ bản của hầu hết mọi cuộc đánh giá. Bài kiểm tra suy luận logic cung cấp cho tổ chức tuyển dụng thông tin về khả năng giải quyết vấn đề chung của ứng viên;
  7. Lập luận trừu tượng - Dạng bài test này tương tự như các bài kiểm tra IQ nhằm đánh giá kiến thức chung cũng như khả năng sử dụng kiến thức của bạn trong các tình huống mới.

Những bài test kể trên được tạo ra bởi nhiều nhà cung cấp. Một số nhà cung cấp phổ biến và uy tín hàng đầu thế giới có thể kể đến như Saville, SHL, Kenexa, Talent Q và Cubiks.

Lời khuyên tốt nhất mà chúng tôi có thể dành cho bạn nếu bạn biết rằng mình sẽ phải tham gia một bài test năng khiếu là hãy luyện tập trước. Hãy hỏi HR của bạn hoặc tổ chức mà bạn đang phỏng vấn về loại bài test mà bạn sẽ tham gia, sau đó thực hành những bài kiểm tra này ngay tại website của những nhà cung cấp trên.

» Tham khảo: Trắc nghiệm nghề nghiệp

2. Phỏng vấn tình huống

Trong một cuộc phỏng vấn tình huống, bạn sẽ được người phỏng vấn yêu cầu đánh giá một tình huống giả định và sau đó bạn phải đưa ra một số giải pháp để giải quyết tình huống đó. 

Cách tốt nhất để chuẩn bị cho hình thức phỏng vấn này là lập danh sách một số thách thức hoặc trở ngại cụ thể mà bạn có thể phải đối mặt ở nơi làm việc. Sau đó, sử dụng phương pháp STAR (Situation - Task - Action - Result). 

Dưới đây là bảng phân tích về những gì cần nêu trong câu trả lời:

  1. Tình huống (Situation): Cung cấp cho người phỏng vấn một cái nhìn tổng quát về thách thức chuyên môn mà bạn đang phải xử lý;
  2. Nhiệm vụ (Task): Nêu vai trò và trách nhiệm của bạn trong tình huống. Làm thế nào để bạn có thể xoay xở được? 
  3. Hành động (Action): Nghĩ về (những) hành động bạn cần thực hiện để vượt qua thử thách. Đây là cơ hội hoàn hảo để làm nổi bật một số kỹ năng của bạn, chẳng hạn như kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp;
  4. Kết quả (Result): Làm nổi bật những gì bạn đã hoàn thành và nó đã giúp ích như thế nào cho dự án tổng thể. Để đảm bảo câu trả lời của bạn hoàn hảo nhất có thể, hãy nghĩ về các kết quả mang tính định lượng và làm nổi bật những con số đó. Chẳng hạn như “Tôi đã tăng lợi nhuận quý I thêm 20% sau khi áp dụng phương pháp mới” hoặc “Tôi đã đem về cho công ty một khoản đầu tư trị giá 20.000USD”,...Nói chung là kết quả càng cụ thể thì càng tốt.

Rõ ràng là bạn không hề biết trước những câu hỏi phỏng vấn tình huống sẽ được hỏi, nhưng nếu suy nghĩ thấu đáo theo cấu trúc STAR, bạn sẽ thấy câu trả lời logic hơn rất nhiều đấy.

3. Phỏng vấn gây áp lực

Phỏng vấn gây áp lực hay phỏng vấn căng thẳng là một hình thức phỏng vấn mà các công ty sử dụng để đánh giá phản ứng của ứng viên khi thực hiện các nhiệm vụ có mức độ ưu tiên cao khác nhau, đối phó với những khách hàng đầy thách thức hoặc đối mặt với đồng nghiệp hoặc người quản lý khó tính. 

Bạn sẽ khóc và bước ra khỏi phòng, hay bạn sẽ bình tĩnh giải quyết vấn đề và đối mặt với mọi tình huống?

4. Phỏng vấn hành vi

  1. Hãy kể cho chúng tôi nghe về quãng thời gian mà…
  2. Bạn đã đối phó với…
  3. Cho tôi một ví dụ về…
  4. Giải thích một tình huống trong quá khứ mà…

Đó là những dấu hiệu nhận biết cho thấy đây là câu hỏi phỏng vấn hành vi. 

Hãy quan sát xem những câu hỏi trên có điểm gì chung không? Chúng đưa bạn trở lại một tình huống cụ thể trong quá khứ và yêu cầu bạn nhớ lại các phản ứng, các bước hành động và kết quả thực tế của bạn. 

Một cuộc phỏng vấn hành vi có thể đáng sợ, nhưng đó cũng là một cơ hội tuyệt vời để giới thiệu kinh nghiệm, kỹ năng cũng như điểm mạnh của bạn.

Về cách trả lời, hầu hết các chuyên gia tuyển dụng đều đồng ý rằng phỏng vấn hành vi tương tự như phỏng vấn tình huống. Cốt lõi của cả hai hình thức phỏng vấn này là để nhà tuyển dụng đánh giá xem bạn quản lý căng thẳng tại nơi làm việc như thế nào, bạn cộng tác với các thành viên trong nhóm ra sao, cũng như đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp của bạn. Vì vậy, hãy áp dụng cấu trúc STAR để trả lời câu hỏi phỏng vấn tình huống bạn nhé!

5. Phỏng vấn nhóm

Đây là hình thức phỏng vấn khá đặc biệt, nhiều ứng viên sẽ được phỏng vấn cùng lúc với nhau bởi một người phỏng vấn. 

Phỏng vấn nhóm được sử dụng phổ biến nhất trong các ngành như dịch vụ ăn uống, khách sạn và bán lẻ.

Có vô số lời khuyên mà bạn có thể tìm thấy trên Google về cách đối phó với một cuộc phỏng vấn nhóm. Dưới đây là một số điều mà chúng tôi nghĩ là hữu ích nhất:

  1. Thực hiện nghiên cứu trước khi phỏng vấn: Bạn cần nghiên cứu về doanh nghiệp, vị trí ứng tuyển và các thành viên của nhóm tuyển dụng trước khi bước vào phỏng vấn chính thức. Chuẩn bị là một phẩm chất cần thiết đối với một ứng viên chuyên nghiệp;
  2. Chào hỏi riêng từng người trong hội đồng phỏng vấn và các ứng viên đồng nghiệp;
  3. Chuẩn bị phần giới thiệu xuất sắc: Các cuộc phỏng vấn nhóm thường bắt đầu bằng cách yêu cầu các ứng viên giới thiệu về bản thân. Mặc dù đây có vẻ là một câu hỏi vô hại, nhưng đó thực sự là cơ hội đầu tiên để người phỏng vấn phân biệt bạn với các ứng viên khác. Do đó, bạn nên viết ra và ghi nhớ một đoạn giới thiệu ngắn tóm tắt ngắn gọn lý lịch, kinh nghiệm và lý do nên chọn bạn cho vị trí còn trống;
  4. Lắng nghe: Không chỉ lắng nghe câu hỏi mà hội đồng phỏng vấn yêu cầu, bạn còn phải lắng nghe cả câu trả lời của các ứng viên khác nữa. Hiểu cách người khác đang trả lời một câu hỏi là thông tin quan trọng giúp bạn đưa ra câu trả lời chính xác;
  5. Đừng ngại trả lời trước: Đúng là việc lắng nghe rất quan trọng, nhưng bạn cũng nên thể hiện sự chủ động bằng cách xung phong trả lời ngay sau khi hội đồng phỏng vấn kết thúc phần trình bày. Lưu ý là bạn chỉ nên xung phong khi câu hỏi và câu trả lời đã được dự trù sẵn từ trước, không nên xung phong khi mà chưa nắm rõ yêu cầu của người phỏng vấn hoặc chưa có câu trả lời cụ thể;
  6. Thể hiện tinh thần fair-play: Tất nhiên là ai cũng muốn trở nên nổi bật trong mắt hội đồng phỏng vấn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn được phép đôi co với phần trả lời của những người cùng phỏng vấn. Thay vào đó, với những câu hỏi mà bạn có câu trả lời tương tự với các ứng viên khác, đừng ngại đồng ý, nhưng hãy bổ sung thêm một vài chi tiết khác để câu trả lời được hoàn thiện hơn: “Tôi nghĩ câu trả lời của A là rất chính xác, nhưng tôi muốn bổ sung thêm vào đó là ….";
  7. Chuẩn bị câu hỏi trước khi bước vào phòng phỏng vấn.

 

» Tham khảo: Kinh nghiệm phỏng vấn

Vậy là bạn đã nắm được 5 hình thức phỏng vấn phổ biến cũng như cách trả lời phỏng vấn như thế nào để gây ấn tượng với người phỏng vấn rồi chứ? Mong rằng bài viết này có thể giúp bạn thêm phần tự tin khi phải đối mặt với bất kỳ hình thức nào trong số 5 hình thức phỏng vấn kể trên. Chúc bạn chóng tìm được công việc như ý!

KFC đang tuyển dụng nhiều vị trí, xem ngay » TẠI ĐÂY

Tìm việc làm

Việc làm khác

CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH KFC VIỆT NAM

Mã số thuế: 0100773885 - Ngày cấp:29/10/1998 - Nơi cấp: Cục Thuế Thành Phố Hà Nội

Địa chỉ: Số 292 Bà Triệu, P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Số điện thoại: (028) 38489828 - Email:job@kfcvietnam.com.vn

Tra cứu kết quả