Mục lục bài viết
Lương cao, đãi ngộ tốt và cơ hội việc làm rộng mở là những lý do khiến lập trình web trở thành một trong những lựa chọn nghề nghiệp có sức hấp dẫn lớn nhất hiện nay đối với các bạn trẻ. Do đó câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm đến từ phía các em học sinh - sinh viên cũng như các bậc phụ huynh là: Học lập trình web ra làm gì? Nếu bạn cũng có chung thắc mắc như trên thì hãy theo dõi hết bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé!
» Tham khảo: Lập trình PHP
Lập trình web đề cập đến việc xây dựng, phát triển và duy trì các trang web và ứng dụng cho mạng Intranet (mạng nội bộ) hoặc mạng Internet (World Wide Web). Nó không nhất thiết phải tập trung vào thiết kế của trang web; thay vào đó, nó chủ yếu liên quan đến phần lập trình và mã hóa, đây là phần chịu trách nhiệm cho hoạt động của trang web.
Lập trình web bao gồm nhiều loại công cụ và kỹ thuật phát triển web khác nhau, chẳng hạn như trình soạn thảo văn bản để mã hóa trang web theo cách thủ công, Dreamweaver để phát triển trang web, sử dụng trang web viết blog để cập nhật blog,...
Từ các trang web đơn giản chỉ gồm văn bản thuần túy đến các ứng dụng web phức tạp, các nền tảng truyền thông xã hội, các trang web mua sắm trực tuyến đến, thậm chí cả đến hệ thống quản lý nội dung (CMS),...đều là sản phẩm của Lập trình Web. Tất cả các công cụ và trang web kể trên đều được xây dựng bởi các nhà phát triển web, hay còn gọi là Web Developer.
Học lập trình web xong, bạn có thể apply vào 1 trong 3 vị trí sau: lập trình viên front-end, lập trình viên backend và lập trình viên full-stack. Một số khác có thể apply làm quản trị trang web.
Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn công việc của từng vị trí này:
- Front-end Developer/Lập trình viên Front-end thường tập trung vào các yếu tố thiết kế và hình ảnh của trang web, đồng thời dự đoán và đánh giá đầy đủ nhu cầu cũng như hành vi của người dùng. Nói chung là liên quan đến việc lập trình những gì sẽ hiển thị cho người dùng. Chính vì điều này mà Front-end Developer thường bị nhầm lẫn với Web Designer (nhà thiết kế web). Mặc dù Front-end Developers không thiết kế trang web, nhưng họ là cầu nối giữa thiết kế và công nghệ có thể biến một ý tưởng thành một trang web tương tác.
- Backend Developer/Lập trình viên backend làm việc trên hệ thống máy chủ, nơi mà người dùng không thể nhìn thấy. Nhiệm vụ chính của họ là tạo cấu trúc của trang web, viết mã và đảm bảo mã hoạt động bình thường.
- Full-stack Developer/Lập trình viên Full-stack làm công việc của cả Backend và Front-end Developer. Bao gồm việc phát triển đồ họa và thiết kế của trang web, cùng với việc quản lý cơ sở dữ liệu để tổ chức và lưu trữ dữ liệu.
- Quản trị viên web về cơ bản là người quản lý trang web. Trách nhiệm chính của họ là giữ cho trang web được cập nhật, đảm bảo rằng các liên kết và ứng dụng trên mỗi trang hoạt động bình thường.
Muốn trở thành Web Developer, bạn cần trải qua quá trình học tập chuyên nghiệp để tích lũy được những kiến thức và kỹ năng nhất định như:
Một số nền tảng lập trình web phổ biến nhất bao gồm:
- WordPress: Đây là một trang web miễn phí cung cấp các tùy chọn khác nhau cho việc lưu trữ web. Nó bao gồm 62 ngôn ngữ lập trình khác nhau, cho phép mọi người dễ dàng xây dựng các trang web được cá nhân hóa trên nền tảng này.
- Wix: Đây là một nền tảng dễ hiểu và thân thiện với người dùng, cho phép bạn xây dựng blog của mình, cùng với các cửa hàng mua sắm trực tuyến.
- Weebly: Đây là nền tảng cho phép người dùng xây dựng một trang web được thiết kế đẹp mắt. Nó cũng bao gồm một cửa hàng ứng dụng để người dùng thêm và cập nhật các tính năng mới cho trang web của họ một cách dễ dàng.
- Jimdo: Nền tảng tạo trang web này dựa trên các template có sẵn mà bạn có thể sử dụng để phát triển các trang web hấp dẫn mà không cần hoặc có ít kiến thức và kỹ năng lập trình.
Một số công cụ phát triển web được sử dụng rộng rãi bao gồm:
- GitHub
- Visual Studio Code
- Sass
- CodePen
- TypeScript
- AngularJS
- Sketch
- JQuery
- Bootstrap
- Sublime Text
- Grunt
- Chrome DevTools
- NPM
Để tìm hiểu về lập trình web chuyên sâu, bạn cần hiểu và có kiến thức về các công nghệ được sử dụng trong phát triển Web, bao gồm:
- HTML
- Browsers (Trình duyệt)
- Ngôn ngữ lập trình
- CSS
- Frameworks
- Databases
- Thư viện
- Servers (Máy chủ) - Phát triển backend
- Clients (Máy khách) - Phát triển Front-end
- Protocols (Giao thức)
- Định dạng dữ liệu
- API
Các framework được các nhà phát triển tạo ra để làm việc với các ngôn ngữ lập trình khác nhau một cách dễ dàng hơn. Các framework này loại bỏ tất cả các nhiệm vụ dư thừa và khó khăn có liên quan đến quá trình thiết lập trang web.
Dưới đây là một số framework mà nhà phát triển web thường sử dụng:
- Node.js: Framework JavaScript dành cho phía máy chủ
- .NET: Framework full-stack do Microsoft phát triển
- Angular.js, Backbone.js và Ember.js: Framework JavaScript front-end
- Bootstrap: Framework giao diện người dùng (UI) được phát triển bằng CSS, HTML và JavaScript
- Ruby on Rails: Framework full-stack được phát triển với sự trợ giúp của Ruby
- Ionic: Framework di động
- Django: Framework full-stack được phát triển bằng Python
- Cordova/PhoneGap: Một framework di động được sử dụng để hiển thị các API gốc của Android và iOS khi viết bằng JavaScript
- WordPress và Drupal: Framework CMS được phát triển bằng PHP
- Python
- Java
- PHP
- JavaScript
- Ruby
- Go
- CoffeeScript
- Swift
- Objective-C
Trong số các ngôn ngữ lập trình kể trên thì Java, JavaScript, Python và PHP là những ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên nhất.
Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng đối với nhà phát triển web. Trong quá trình làm việc, bạn không chỉ trao đổi với các nhà phát triển web và nhà thiết kế web, mà còn phải trao đổi với các nhóm khác như nhóm marketing, nhóm bán hàng hoặc làm việc trực tiếp với khách hàng. Cho dù bạn đang làm việc từ xa hay làm việc trực tiếp cùng với nhóm của mình, thì sự cộng tác và giao tiếp với đồng nghiệp cũng như các bên liên quan là điều tối quan trọng để thành công.
Một nhà phát triển web tuyệt vời cũng là người biết lắng nghe và thấu hiểu. Họ phải hiểu khách hàng và người dùng cuối thực sự muốn gì thì mới có thể tạo ra trang web thực sự hữu ích.
Các nhà phát triển web thường gặp sự cố khi thiết kế trang web. Do đó họ phải có sự kiên nhẫn, khả năng phân tích và xác định vấn đề trong thiết kế thì mới giải quyết chúng một cách logic.
» Xem thêm trong bài: Kỹ năng giải quyết vấn đề
Công nghệ là một lĩnh vực vô cùng năng động. Nó liên tục phát triển, thay đổi và lại phát triển. Do đó luôn có điều gì đó mới mẻ để học hỏi trong lĩnh vực này. Là một nhà phát triển web, nếu bạn không thường xuyên cập nhật thông tin trong ngành và các công nghệ mới thì sẽ rất dễ bị đào thải bởi thế hệ trẻ hơn.
Vậy là bạn đã tự tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “Học lập trình web ra làm gì” rồi phải không nào? Theo kết quả mà chúng tôi thu thập được khi tìm kiếm nhanh các từ khóa liên quan đến lập trình web trên các trang tìm kiếm việc làm, chúng tôi nhận thấy con đường trở thành Web Developer chuyên nghiệp vẫn còn rất rộng mở, và đem lại một mức thu nhập cũng tương đối cao. Chúc bạn sớm tìm được một công việc tốt.