Mục lục bài viết
Cho dù bạn mới bắt đầu trong lĩnh vực nhân sự hay đã có nhiều năm kinh nghiệm, việc lập kế hoạch cho con đường sự nghiệp của bạn đóng một vai trò thiết yếu trong việc giúp bạn đạt được các mục tiêu cá nhân. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến bạn lộ trình thăng tiến nghề nhân sự và một số kinh nghiệm từ những chuyên gia hành chính nhân sự thành công.
» Tham khảo: HR là gì?
Con đường sự nghiệp của một HR thường diễn ra như sau:
- Thực tập sinh nhân sự (HR Intern);
- Trợ lý nhân sự (HR Assistants);
- Chuyên viên nhân sự (HR Specialist);
- Trưởng phòng nhân sự (HR Manager);
- Giám đốc nhân sự (HR Director).
Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những vị trí phổ biến mà một HR sẽ phải trải qua trên con đường sự nghiệp của mình.
Đây là cơ hội tốt dành cho những bạn sinh viên năm 3, năm 4 mong muốn được làm việc thực tế và mở rộng kiến thức trong lĩnh vực nhân sự. Thời gian thực tập thường kéo dài từ 3 - 6 tháng, sau đó bạn sẽ được cất nhắc trở thành nhân viên chính thức.
- HR Intern thường phải thực hiện những công việc cơ bản sau:
- Đăng bài tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ và sắp xếp lịch phỏng vấn;
- Tiếp nhận hồ sơ của nhân viên mới và cập nhật thông tin lên các phần mềm quản lý nhân sự;
- Hỗ trợ công tác truyền thông nội bộ và xây dựng văn hóa doanh nghiệp;
- Check bảng chấm công;
- Soạn thảo hồ sơ, văn bản, hợp đồng của công ty (nếu có);
- Hỗ trợ mua sắm đồ dùng văn phòng;
- Hoàn thành các nhiệm vụ khác theo sự chỉ đạo của cấp quản lý.
Thực tập sinh nhân sự thường được doanh nghiệp hỗ trợ mức lương khoảng 2-5 triệu/tháng.
Công việc của trợ lý nhân sự là hỗ trợ cho các quy trình nhân sự khác được diễn ra suôn sẻ. Điều này có thể bao gồm việc hoàn thành các thủ tục hành chính, xử lý các chính sách phúc lợi, chấm dứt hợp đồng và các nhiệm vụ được ủy quyền khác.
Trợ lý nhân sự cũng chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề chung tại nơi làm việc. Thỉnh thoảng họ cũng được giao nhiệm vụ sắp xếp gian hàng trong ngày hội việc làm hoặc tổ chức các sự kiện của công ty.
Khi đạt đến vị trí chuyên viên nhân sự, đây là lúc bạn bắt đầu tập trung vào một chức năng nhân sự cụ thể. Ví dụ, bạn có thể trở thành chuyên viên hành chính, chuyên viên C&B hoặc chuyên viên đào tạo và phát triển.
Ngoài các trách nhiệm chuyên môn, bạn cũng có thể được Manager yêu cầu hỗ trợ các hoạt động nhân sự hàng ngày như:
- Tổ chức phỏng vấn;
- Đánh giá năng lực của nhân viên theo định kỳ, từ đó đưa ra các phương án đề xuất để đào tạo cho cả nhân viên mới lẫn nhân viên cũ;
- Lập kế hoạch đào tạo và dự trù ngân sách đào tạo;.
- Giải đáp thắc mắc của nhân viên về chính sách, lương thưởng và chế độ đãi ngộ.
Các công ty thường thuê nhân viên với tư cách HR Manager và thăng chức cho họ lên vị trí giám đốc nhân sự, thay vì thuê người quản lý trực tiếp.
Các Trưởng phòng nhân sự chịu trách nhiệm về những công việc sau:
- Xây dựng chiến lược nhân sự phù hợp với chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn phát triển của công ty;
- Phụ trách tham mưu cho Ban lãnh đạo trước khi đưa ra các quyết định về nhân sự;
- Xây dựng các chính sách liên quan đến nhân sự như: Chính sách học việc, chính sách thử việc, hợp đồng lao động, cơ chế lương thưởng, chính sách nghỉ phép năm,...
- Thiết lập các hệ thống, quy tắc và thủ tục: Thiết lập cơ cấu tổ chức của công ty - các phòng ban khác nhau của công ty và giám sát sự tuân thủ của họ;
- Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển định hướng đội ngũ nhân sự trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Thông thường, để trở thành Trưởng phòng nhân sự, bạn ít nhất phải có bằng cử nhân và 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự.
Đây là vị trí cao nhất mà một HR có thể đạt được trong lộ trình thăng tiến của mình. Cấp bậc của HRD tương đương với vị trí Giám đốc điều hành (CEO) và các vị trí quản lý cấp cao khác.
HRD chịu trách nhiệm giám sát tất cả hoạt động quản trị nhân sự của một công ty và có thể đề xuất những thay đổi đối với quản lý cấp cao. Các HRD cũng tập trung vào việc giữ chân nhân viên và phát triển các chương trình nhân sự nhằm mục đích đào tạo nhân viên nhân sự cấp thấp hơn.
Vị trí này thường yêu cầu tối thiểu 10 năm kinh nghiệm và có bằng thạc sĩ chuyên ngành. Mức lương trung bình của Giám đốc nhân sự là khoảng 50-70 triệu/tháng và có thể lên đến 100 triệu/tháng khi làm việc ở các doanh nghiệp quy mô lớn hơn.
» Tìm hiểu chi tiết trong bài: Giám đốc nhân sự
Mong rằng sau bài viết hôm nay, bạn sẽ hiểu nhiều hơn về lộ trình thăng tiến nghề nhân sự và nhiệm vụ của từng vị trí. Con đường sự nghiệp nào cũng có chông gai, nhưng chúng tôi tin chắc rằng với lượng kiến thức, kinh nghiệm mà bạn tích lũy được cùng một kế hoạch phát triển sự nghiệp rõ ràng thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ chạm tay đến đỉnh cao của sự nghiệp!