Mục lục bài viết
Mức lương đóng bảo hiểm đang là vấn đề được rất nhiều người lao động quan tâm. Hầu hết mọi người muốn biết những khoản nào trong lương sẽ phải đóng bảo hiểm và mức lương đóng tối đa/tối thiểu là bao nhiêu? Vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng KFC đi tìm hiểu chi tiết về lương đóng bảo hiểm và những vấn đề liên quan nhé!
Lương đóng bảo hiểm xã hội được định nghĩa theo Thông tư 10/2020/TT- BLĐTBXH chính là mức lương tháng, phụ cấp lương và các khoản khác theo quy định có ghi trong hợp đồng lao động.
Trong đó mức lương tháng đóng bảo hiểm tối thiểu là mức lương tối thiểu vùng và mức lương đóng tối đa sẽ bằng 20 tháng lương cơ sở.
Những khoản trong lương phải đóng bảo hiểm được hướng dẫn căn cứ theo Khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT- BLĐTBXH quy định cụ thể như sau:
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 2.6 Quyết định số 595/QĐ- BHXH thì mức lương đóng bảo hiểm tối thiểu năm 2022 được quy định như sau:
Lưu ý: Mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2022 được thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP do mức lương tối thiểu vùng năm 2022 không tăng.
Tìm hiểu: Bảo hiểm xã hội là gì? - Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần
Căn cứ theo Điều 6 Khoản 3 Quyết định 595/QĐ - BHXH thì mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tối đa sẽ bằng 20 tháng lương cơ sở. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/ tháng dựa theo quy định của Nghị định 38/2019/NĐ - CP.
Do đó, mức lương tháng đóng bảo hiểm tối đa năm 2022 là:
20 tháng lương cơ sở x 1.490.000 ( mức lương cơ sở) = 29.800.000 đồng/tháng.
Trên đây là những thông tin cần thiết về lương đóng bảo hiểm, những khoản lương phải đóng, mức tối thiểu và tối đa lương tháng đóng bảo hiểm. Mức lương tối thiểu vùng chính là căn cứ chính xác nhất để đóng bảo hiểm xã hội. Vì vậy, người sử dụng lao động chú ý để thực hiện việc đóng bảo hiểm cho nhân viên và người lao động cũng tìm hiểu về lương đóng bảo hiểm để không bị mất quyền lợi của mình bạn nhé.