Mục lục bài viết
Bất kỳ doanh nghiệp nào, dù quy mô lớn hay nhỏ cũng đều cần những Manager để phân công và quản lý công việc. Vậy Manager là gì? Công việc hàng ngày của Manager diễn ra như thế nào? Để trở thành Manager thực thụ, bạn cần có những kỹ năng nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Manager là người giữ vai trò lãnh đạo trong một tổ chức và quản lý một nhóm nhân viên. Manager cũng chính là đầu mối giao tiếp giữa nhân viên với các giám đốc điều hành cấp cao của công ty.
Manager được chia thành 3 cấp độ, bao gồm:
- Top Manager: Gồm những nhà quản lý cấp cao tham gia vào quá trình hoạch định chiến lược của công ty;
- Functional Manager: Gồm những nhà quản lý chức năng, chịu trách nhiệm quản lý hoặc điều hành một bộ phận cụ thể trong công ty của họ;
- Supervisory Manager: Gồm những nhà quản lý cấp thấp hơn Functional Manager, chịu trách nhiệm giám sát, phụ trách các nhóm nhỏ trong một bộ phận cụ thể;
- Line Manager: Gồm những nhà quản lý phụ trách đầu ra của một tuyến sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.
Tìm hiểu: Fresher là gì? - Junior là gì? - Senior là gì?
Công việc hàng ngày của Manager có thể khác nhau tùy thuộc vào ngành mà họ làm việc. Tuy nhiên, một số công việc chung của Manager trong nhiều lĩnh vực khác nhau có thể bao gồm:
Trách nhiệm chính của Manager là lãnh đạo các thành viên trong nhóm để cùng đạt được mục tiêu chung. Vì thế, Manager cần đưa ra định hướng, sau đó ủy thác nhiệm vụ cho từng nhân viên cụ thể và trả lời các thắc mắc của họ để dự án luôn đi đúng hướng.
Manager thường là người chịu trách nhiệm đào tạo nhân viên mới, dạy họ làm quen với công việc và dạy họ những kỹ năng cần phải có nếu muốn thăng tiến trong sự nghiệp.
Một nhiệm vụ khác không kém phần quan trọng của Manager là đưa ra quyết định cho bộ phận của họ. Đôi khi các nhà quản lý phải đưa ra quyết định trong hoàn cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Vì vậy điều quan trọng là họ phải có một quá trình ra quyết định kỹ lưỡng. Điều này có thể giúp họ đưa ra các quyết định tốt nhất cho sự thành công của toàn bộ phận.
Người quản lý cũng cần giải quyết xung đột khi cần thiết, bao gồm cả xung đột giữa các thành viên trong team lẫn xung đột với team khác. Điều này giúp duy trì một môi trường làm việc tích cực, lành mạnh cho team của họ.
Một trách nhiệm khác của các Manager là tiến hành đánh giá hiệu suất làm việc cho nhân viên của họ. Thông thường, việc đánh giá hiệu suất sẽ diễn ra vào cuối tháng. Trong đánh giá hiệu suất, Manager cần phản hồi và đưa ra đề xuất để họ có thể cải thiện trong tương lai.
Nhiệm vụ cuối cùng của Manager là phối hợp với bộ phận nhân sự của công ty trong quá trình tuyển dụng nhân viên mới. Manager cần phác thảo bản mô tả công việc, sau đó tham gia phỏng vấn và đánh giá ứng viên.
Manager là người phân chia công việc cho một nhóm nhân viên lớn, và là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ những gì họ làm cùng những người mà họ quản lý.
Còn Leader chỉ là người đứng đầu một nhóm nhỏ mà thôi. Hay nói cách khác, cấp trên trực tiếp của Leader là Manager. Manager có quyền ra quyết định phân công ai là Leader trong một nhóm làm việc chung.
Nếu chỉ có mỗi kỹ năng chuyên môn thôi thì chưa đủ để trở thành một manager thực thụ. Vị trí này yêu cầu bạn cần phát triển 4 nhóm kỹ năng sau:
Lãnh đạo là một kỹ năng cốt lõi đối với các nhà quản lý, vì một trong những trách nhiệm công việc chính của họ là dẫn dắt đội nhóm. Để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba, bạn có thể nỗ lực phát triển những phẩm chất như:
- Tạo động lực: Tất cả những Manager có kỹ năng lãnh đạo đều biết cách tạo động lực cho nhân viên của mình. Họ thường sử dụng một số biện pháp khuyến khích để duy trì động lực cho nhân viên của mình, chẳng hạn như tặng phần thưởng hoặc tổ chức chương trình biểu dương nhân viên xuất sắc mỗi tháng.
- Tính tích cực: Các nhà lãnh đạo vĩ đại luôn duy trì một thái độ tích cực và khuyến khích nhân viên của họ làm điều tương tự. Họ suy nghĩ lạc quan và thể hiện sự tích cực khi tiếp xúc với người khác.
- Sự tự tin: Sự tự tin có thể giúp cho các nhà lãnh đạo xử lý các tình huống khó khăn và dẫn dắt nhân viên của họ một cách hiệu quả.
- Khả năng phục hồi: Các nhà lãnh đạo cũng rất kiên cường. Điều này có nghĩa là họ có thể tiếp tục quay trở lại chặng đua ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn.
- Ủy quyền: Đây là một kỹ năng thường thấy ở những nhà lãnh đạo tài ba, vì nó giúp họ giải phóng thời gian vào những nhiệm vụ khác quan trọng hơn.
Manager cần có kỹ năng giao tiếp để thành công trong công việc, vì họ thường xuyên phải giao tiếp với cả nhân viên và các thành viên khác trong công ty của họ. Ngoài việc chủ động giao tiếp thì lắng nghe tích cực cũng được coi là một kỹ năng giao tiếp quan trọng, và các Manager phải có kỹ năng này thì mới giao tiếp hiệu quả được. Lắng nghe tích cực bao gồm giao tiếp bằng mắt, ngôn ngữ cơ thể và mỉm cười.
Các nhà quản lý cũng cần có kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, vì họ thường xuyên phải viết báo cáo và email để gửi đối tác và cấp trên.
Mỗi ngày các nhà quản lý phải đưa ra hàng chục quyết định để xử lý các vấn đề khác tại nơi làm việc. Vì vậy kỹ năng ra quyết định mạnh mẽ, dứt khoát là điều rất cần thiết. Mỗi nhà quản lý sẽ có phương thức ra quyết định của riêng họ, có người sẵn sàng hỏi ý kiến phản hồi của những người khác trong công ty trước khi đưa ra quyết định, nhưng cũng có người thích tự đưa ra quyết định và bỏ ngoài tai ý kiến của mọi người.
Những nhà quản lý tuyệt vời luôn biết cách xây dựng mối quan hệ với nhân viên của họ. Họ thường làm điều này thông qua giao tiếp hoặc qua một số hoạt động xây dựng mối quan hệ. Khi các nhà quản lý hình thành mối quan hệ bền chặt với nhân viên, điều đó có thể giúp tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và thúc đẩy tinh thần của nhân viên.
» Có thể bạn quan tâm: Các kỹ năng của nhà quản trị
Mong rằng sau khi đọc xong bài viết này, bạn đã hiểu được Manager là gì và biết những kỹ năng cần thiết để trở thành một Manager chuyên nghiệp. Chúc bạn sớm trở thành Top Manager trong lĩnh vực của mình, và đừng quên chia sẻ bài viết này nếu thấy nó hữu ích nhé!