Loading: %
Close
Menu

Sinh viên có nên đi làm thêm không?

Mục lục bài viết

Khi được hỏi: Sinh viên có nên đi làm thêm không? Có người cho rằng sinh viên thì nên tập trung học, khi nào tốt nghiệp rồi đi làm cũng chưa muộn. Nhưng có người lại cho rằng đi làm sớm thì va vấp xã hội sớm, lúc ra trường vừa có kinh nghiệm vừa tự tin vào đời. Vậy sinh viên được gì và mất gì nếu đi làm thêm từ sớm? Cùng tìm hiểu nhé!

Sinh viên có nên đi làm thêm không?

Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi: Sinh viên có nên đi làm thêm hay không? Vì nó phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người. Trước khi đưa ra quyết định nên hay không nên đi làm thêm khi còn là sinh viên, hãy cùng phân tích cái được và cái mất của sinh viên khi đi làm thêm nhé! 

Nếu đi làm thêm, bạn sẽ được:

  1.  Thêm một khoản thu nhập: Cái này thì không còn gì bàn cãi nữa rồi. Có tiền trong tay, bạn có thể trang trải cho cuộc sống và các sở thích cá nhân mà không phải phụ thuộc vào gia đình;
  2.  Mở rộng các mối quan hệ xã hội: Trong suốt 4 năm đại học, nếu không đi làm thêm thì tận đến khi ra trường, mối quan hệ của bạn chỉ xoay quanh một vài bạn học thân thiết mà thôi. Nhưng một khi đã đi làm, bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều đối tượng mới như khách hàng, tiền bối, đồng nghiệp và sếp. Chỉ cần giữ mối quan hệ tốt với những đối tượng này, chắc chắn họ sẽ giúp đỡ bạn ít nhiều trong tương lai;
  3.  Phát triển kỹ năng quản lý thời gian: Để có thể dành ra tối thiểu 4 tiếng/ngày cho việc làm thêm mà không bị vướng lịch học ở trường, chắc chắn bạn sẽ phải hy sinh khá nhiều thời gian dành cho việc cá nhân. Nhưng bù lại bạn sẽ biết quý trọng thời gian hơn;
  4.  Học cách trân trọng giá trị đồng tiền: Nếu ở năm nhất được cha mẹ chu cấp 2 triệu/tháng, có thể bạn sẽ chẳng nghĩ ngợi gì khi bỏ ra 50K cho một cốc trà sữa full topping. Nhưng sau khi đi làm thêm với mức lương 15-20k/giờ, chỉ riêng việc mua một ly trà sữa thôi sẽ khiến bạn phải đắn đo hết một tiếng đồng hồ suy đi tính lại bởi vì giá trị của nó đã gần bằng một ngày lương của mình rồi. Việc quy đổi giá trị hàng hoá ra số giờ làm việc chính là tâm lý chung của tất cả những bạn đi làm thêm từ sớm. Ai rồi thì cũng phải trải qua thời điểm chi li tính toán như thế thôi. Điều đó cho thấy bạn đã học được cách trân trọng giá trị đồng tiền;
  5.  Thêm kỹ năng & kinh nghiệm làm việc: Trong quá trình trải nghiệm các công việc làm thêm, bạn sẽ được va vấp và làm quen dần với môi trường làm việc thực tế, đồng thời biết cách nâng cấp giá trị bản thân trong CV. Từ đó thể hiện phong thái tự tin khi tham gia phỏng vấn và deal lương. Đây đều là những kiến thức quý báu mà bạn không bao giờ được dạy ở trên trường.

KFC đang tuyển dụng nhân viên phục vụ, xem » TẠI ĐÂY

Vậy nếu đi làm thêm, bạn sẽ phải đánh đổi những gì?

  1.  Mất tập trung: Một khi đã xác định đi làm thêm, chắc chắn thời gian dành cho việc học của bạn sẽ giảm xuống, thường xuyên ngủ gà ngủ gật khi học trên trường. Nếu như bạn không thể cân đối thời gian hợp lý, rất có thể thành tích học tập sẽ phải đối mặt với tình trạng tụt dốc không phanh;
  2.  Sức khoẻ giảm sút: Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, biến chứng tim mạch là những vấn đề sức khoẻ mà bạn có thể gặp phải nếu thường xuyên làm thêm vào ca tối (18h-22h) trong khoảng thời gian dài.

» Tham khảo: Cách định hướng nghề nghiệp

Những công việc phù hợp với sinh viên

1. Gia sư

Nghề gia sư được đánh giá là công việc mang lại thu nhập cao nhất so với mặt bằng công việc mà sinh viên có thể làm. Mức lương của công việc này dao động trong khoảng 150 - 400k/buổi, mỗi tuần dạy 2-3 buổi. Như vậy nếu bạn sắp xếp được thời gian để dạy 2-3 học sinh cùng lúc thì thu nhập mỗi tháng của bạn dao động trong khoảng 2.5 - 4 triệu đồng.

Khi làm gia sư, bạn cần hợp tác với những trung tâm gia sư uy tín. Bởi năm nào cũng có không ít trường hợp sinh viên năm nhất chân ướt chân ráo đi làm gia sư bị trung tâm lừa đảo chiếm đoạt tiền đặt cọc từ 200 đến 500 nghìn đồng.

Nếu không muốn gặp phải tình trạng như vậy thì cách tốt nhất là tham vấn ý kiến của bạn bè hoặc các anh chị khóa trên - những người đã từng nhận lớp ở nhiều trung tâm khác nhau. Họ đều là người có kinh nghiệm với nghề này nên chắc chắn sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

2. Bán hàng tại shop quần áo

Bán hàng tại các shop quần áo chính là cơ hội làm thêm tuyệt vời dành cho những bạn sinh viên có niềm đam mê với thời trang. 

Đặc điểm của các shop quần áo là hoạt động nguyên ngày, càng buổi tối thì càng đông khách. Do đó các bạn sinh viên có thể linh hoạt trong việc sắp xếp ca làm việc của mình với những bạn nhân viên khác. 

Thêm nữa, khối lượng công việc của nhân viên bán quần áo cũng khá nhàn. Lúc vắng khách thì lau chùi cửa hàng, phân loại hàng, ủi đồ và thay đồ cho manocanh. Lúc đông khách thì tư vấn sản phẩm. Thời gian còn lại bạn có thể tranh thủ đọc báo, nghe nhạc hoặc xem phim giải trí. 

Tuy nhiên, do tính chất công việc không có gì đặc biệt nên mức lương mà các shop quần áo chi trả cho nhân viên khá thấp, chỉ khoảng 15-20k/giờ.

3. Viết lách

Chỉ cần bạn có khả năng diễn đạt tốt, cộng thêm một chút chữ nghĩa văn vần, dù cho bạn đang theo học bất cứ chuyên ngành nào thì viết lách là nghề có thể đem lại mức thu nhập ổn định ngay từ khi còn là sinh viên.

Một số công việc liên quan đến viết lách phổ biến hiện nay như viết báo, viết nội dung tin tức chuẩn SEO cho website, viết content social, viết kịch bản phim, viết content chạy quảng cáo,....Nói chung là bạn không lo "đói" khi theo đuổi nghề này.

Số tiền nhuận bút mà bạn nhận được có thể tính theo bài, tính theo số lượt xem hoặc tính theo số lượng từ ngữ. Thông thường đối với bài content SEO website thì nhuận bút là 50-100k/1000 từ, bài giới thiệu doanh nghiệp là 350-900k/bài, content chạy ads là 200-300k/bài, content social là 40-100k/bài…

Lời khuyên dành cho những bạn trẻ theo học chuyên ngành marketing là nhất định phải làm ít nhất 1 công việc có liên quan đến viết lách từ khi còn là sinh viên để phục vụ cho công việc sau này.

4. Dịch thuật 

Đối với sinh viên ngoại ngữ thì công việc dịch tài liệu thực sự rất phổ biến. Bạn có thể dịch tài liệu từ Việt sang Anh, từ Anh sang Việt, từ Việt sang Trung, từ Trung sang Anh,...tùy theo vốn ngoại ngữ của mình.

Để trở thành cộng tác viên dịch thuật part-time, bạn cần liên hệ với các công ty dịch thuật công chứng hoặc nhà xuất bản.  Tiền nhuận bút mà họ trả cho cộng tác viên là 80-300k trên mỗi tờ A4. 

Còn nếu bạn muốn trở thành freelancer dịch thuật online, bạn có thể tìm kiếm dự án tại các trang web uy tín như:

- Freelancer.com;

- Guru.com;

- iFreelance.com;

- oDesk.com

5. Nhân viên tại siêu thị

Bạn thấy đấy, các chuỗi siêu thị cũng như cửa hàng tiện lợi ngày càng mở rộng quy mô tại thị trường Việt Nam. Có thể kể đến một số cái tên như BigC, Coopmart, 7-eleven, Family Mart, Circle K, Vinmart, LOTTE,...Tại đây cần tuyển rất nhiều vị trí với số lượng lớn, bao gồm thu ngân, bán hàng, nhân viên kho,...

» Xem chi tiết trong bài: Top những việc làm thêm uy tín

6. Làm phục vụ

Làm phục vụ quán ăn hoặc quán cafe cũng là một trong những sự lựa chọn phổ biến của các bạn sinh viên. Thực chất công việc này khá phù hợp vì có ca làm việc linh động, mức lương cạnh tranh. Các bạn có thể xin quản lý sắp xếp ca làm việc phù hợp với lịch học của mình. Trong quá trình làm việc, nếu chịu khó và ham học hỏi, chắc chắn các bạn trẻ sẽ có cơ hội trang bị thêm nhiều kiến thức và kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, cách pha chế, nấu ăn,...

KFC đang tuyển dụng nhân viên phục vụ, xem » TẠI ĐÂY

Giả sử bây giờ đứa em của bạn hỏi bạn rằng "Sinh viên có nên đi làm thêm không", bạn sẽ tự tin trả lời giống như những gì chúng mình vừa chia sẻ chứ? Thực ra quyết định đi làm thêm hay không là tùy thuộc vào ý muốn của mỗi người, nhưng không thể phủ nhận rằng đi làm thêm chính là cơ hội để trải nghiệm cuộc sống và nó khá thú vị.

Tìm việc làm

Việc làm khác

CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH KFC VIỆT NAM

Mã số thuế: 0100773885 - Ngày cấp:29/10/1998 - Nơi cấp: Cục Thuế Thành Phố Hà Nội

Địa chỉ: Số 292 Bà Triệu, P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Số điện thoại: (028) 38489828 - Email:job@kfcvietnam.com.vn

Tra cứu kết quả