Mục lục bài viết
Thuế là khoản thu bắt buộc đã được Nhà nước quy định rõ ràng trong Luật quản lý thuế đối với các tổ chức kinh tế cũng như các thành viên trong xã hội. Và một trong những loại thuế đóng vai trò hàng đầu trong việc thúc đẩy ngân sách nhà nước mà chúng tôi muốn nhắc đến ngày hôm nay là thuế thu nhập cá nhân. Vậy thuế thu nhập cá nhân là thuế gì? Những ai thuộc diện phải đóng thuế TNCN? Thuế thu nhập cá nhân được tính bằng phương pháp nào?
» Tìm hiểu: Cách tra cứu mã số thuế cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà các cá nhân thuộc đối tượng đóng thuế phải trích một phần tiền lương, hoặc một phần thu nhập từ các nguồn thu khác để đóng góp vào ngân sách nhà nước (sau khi đã được giảm trừ).
Như vậy, thuế thu nhập cá nhân có thể hiểu nôm na là một loại thuế trực thu, và chỉ đánh vào những cá nhân có thu nhập cao. Bất kể bạn là người Việt Nam hay người nước ngoài, chỉ cần thu nhập của bạn phát sinh tại lãnh thổ Việt Nam thì đều phải nộp thuế TNCN theo quy định của Nhà nước.
Đối với nền kinh tế, thuế được xem là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng, kéo theo tiền thuế từ thuế thu nhập cá nhân cũng gia tăng nhanh chóng. Nhờ đó mà Nhà nước có ngân sách để duy trì, vận hành bộ máy quản lý và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Ngoài ra, việc Nhà nước giảm bớt thu nhập của những cá nhân có thu nhập cao còn giúp ngăn chặn những nguồn thu nhập bất hợp pháp như tham ô, nhận hối lộ, trốn thuế, kinh doanh hàng quốc cấm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…
Đối với xã hội, mặc dù thuế thu nhập cá nhân không phải nhân tố mang lại nguồn thu lớn nhất cho NSNN nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng trong việc thi hành chính sách công bằng xã hội. Thuế thu nhập cá nhân là thuế lũy tiến, có nghĩa là những người có thu nhập lớn hơn phải trả phần lớn hơn. Mức thuế suất dao động từ ít nhất là 5% và nhiều nhất là 35%.
» Tìm hiểu về: Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế TNCN là thuế tính theo tháng, nhưng sẽ quyết toán theo năm. Có 3 cách tính thuế TNCN tương đương với 3 đối tượng khác nhau:
Theo Điều 2 Luật Thuế TNCN, cá nhân cư trú là người có nhà ở Việt Nam hoặc ở nhà thuê được tối thiểu 183 ngày.
Để tính thuế TNCN, bạn cần làm theo 5 bước sau đây:
- Bước 1: Tính tổng thu nhập đến từ tiền lương và tiền công nhận được
- Bước 2: Tính tổng các khoản thu nhập được Pháp luật miễn thuế
Các khoản thu nhập được liệt kê trong danh mục miễn thuế bao gồm:
+ Tiền lương tăng ca
+ Tiền lương làm việc ban đêm
+ Tiền phụ cấp ăn trưa, tiền phụ cấp ăn giữa buổi
+ Tiền phụ cấp điện thoại
+ Tiền phụ cấp xăng xe, đồng phục
+ Tiền công tác phí
+ Thu nhập của thuyền viên là người có quốc tịch Việt Nam nhưng làm việc tại hãng tàu nước ngoài hoặc làm việc tại hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.
- Bước 3: Tính thu nhập phải chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn thuế.
- Bước 4: Tính các khoản giảm trừ
Các khoản được giảm trừ bao gồm:
+ Giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng đối với cá nhân nộp thuế và 4.4 triệu đồng/tháng đối với người phụ thuộc (vợ/chồng, con đẻ, con nuôi, bố, mẹ,....)
+ Tiền đóng bảo hiểm, tiền từ thiện, tiền khuyến học, tiền đóng góp vào hưu trí,...Nói chung là các khoản tiền đóng tự nguyện.
- Bước 5: Tính thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế (ở bước 3) - các khoản giảm trừ
- Bước 6: Tính thuế TNCN cần nộp = Thu nhập tính thuế (ở bước 5) x Thuế suất
Để tính được thuế suất phải đóng, bạn cần dựa vào bảng biểu thuế lũy biến sau đây:
(Đơn vị: triệu)
Bậc
Thu nhập tính thuế (T)
Thuế suất
Cách tính số thuế TNCN phải nộp
1
T <= 5
5%
5% x T
2
5 < T <= 10
10%
0,25 + 10% x (T - 5)
3
10 < T <= 18
15%
0,75 + 15% x (T - 10)
4
18 < T <= 32
20%
1,95 + 20% x (T - 18)
5
32 < T <= 52
25%
4,75 + 25% x (T - 32)
6
52 < T <= 80
30%
9,75 + 30% x (T - 52)
7
T > 80
35%
18,15 + 35% x (T - 80)
Ví dụ: Bạn làm một tháng được 20 triệu và có 2 người phụ thuộc là 2 con đẻ đều dưới 18 tuổi thì:
- Tiền giảm trừ gia cảnh = 11 (triệu)
- Tiền giảm trừ người phụ thuộc = 2 x 4.4 = 8.8 (triệu)
- Thu nhập phải chịu thuế = 20 - 11 - 8.8 = 0.2 (triệu) < 5→ thuế suất thuế TNCN là 5%
- Tiền thuế TNCN cần nộp = 0.2 x 5% = 0.01 (triệu)
Theo điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân cư trú không ký HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng mà thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng thì không cần chịu thuế thu nhập cá nhân. Còn nếu thu nhập trên 2 triệu đồng/tháng thì tiền thuế thu nhập cá nhân bằng 10% tổng thu nhập trước khi trả.
Do các cá nhân không cư trú không được miễn tiền giảm trừ gia cảnh là 11 triệu đồng/tháng nên nếu bạn là người ngoại quốc, chỉ cần bạn có thu nhập lớn hơn 0 thì bạn sẽ phải chịu mức thuế thu nhập cá nhân là 20% thu nhập chịu thuế.
Tuy không được miễn tiền giảm trừ gia cảnh nhưng các cá nhân không cư trú vẫn được giảm trừ các khoản tiền đóng tự nguyện như tiền đóng bảo hiểm, tiền đóng quỹ hưu trí, tiền làm thiện nguyện,...
Như vậy, công thức tính thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú là:
Thuế TNCN phải nộp = 20% x (Thu nhập từ tiền lương - Các khoản tiền đóng tự nguyện)
Tóm lại, thuế thu nhập cá nhân giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế - xã hội của bất kỳ quốc gia nào. Do đó, việc tự giác đóng thuế là nghĩa vụ của tất cả công dân Việt Nam để cùng nhau xây dựng một nền kinh tế ngày càng vững mạnh.
» Tham khảo: Cách tính lương