Mục lục bài viết
CFO - Giám đốc tài chính là thuật ngữ đã khá quen thuộc với những ai làm việc trong lĩnh vực kế toán - tài chính. Nhưng với những người làm việc khác ngành hoặc đang tìm hiểu về lĩnh vực này có lẽ vẫn còn nhiều thắc mắc cần giải đáp. Vì thế, trong bài viết này, KFC sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn xem CFO là gì, vai trò, công việc của CFO cũng như lộ trình phát triển lên vị trí này nhé!
» Tham khảo: Kế toán là gì?
CFO hay Chief Finance Officer là giám đốc tài chính - một trong những vị trí quản lý cấp cao của doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý, kiểm soát và đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến tài chính, kế toán nhằm tối ưu chi phí, gia tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của công ty.
Thông thường, ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), kế toán trưởng sẽ kiêm nhiệm luôn vị trí CFO.
Có thể thấy, CFO là người hoạch định chiến lược tài chính cho doanh nghiệp, kiểm soát dòng tiền vào ra và giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quả nhất. Những tư vấn chiến lược của CFO sẽ giúp ban lãnh đạo nắm bắt tình hình tài chính nhanh chóng, có hướng phát triển phù hợp hơn trong tương lai.
CFO là “cánh tay phải” đắc lực của các CEO khi hỗ trợ họ kiểm soát tài chính tốt hơn, tiết kiệm, hiệu quả hơn mà vẫn đảm bảo tuân thủ quy định của nhà nước. Bên cạnh đó, họ còn là người:
- Quản lý và tổ chức hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
- Phối hợp với các bộ phận khác trong doanh nghiệp để quản lý và giải quyết các vấn đề tài chính.
- Quản lý và theo dõi các chi phí và chi phí cho dự án.
- Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp và cung cấp báo cáo cho các nhà quản lý và quản trị viên.
- Tham gia các quyết định kinh doanh quan trọng và đầu tư.
Từ vai trò cũng như tầm quan trọng của CFO ở trên, chúng ta có thể liệt kê nhanh được một số đầu việc mà CFO sẽ đảm nhiệm đó là:
- Quản lý và giám sát việc thu, chi và hạch toán tài sản của công ty
- Xây dựng kế hoạch tài chính cho công ty, bao gồm kế hoạch chi tiêu, quản lý nguồn vốn và kế hoạch đầu tư.
- Đảm bảo tính chính xác và đủ của các báo cáo tài chính.
- Quản lý rủi ro tài chính và các khoản công nợ phát sinh.
- Tư vấn với các lãnh đạo các quyết định kinh doanh và tài chính.
- Đảm bảo tính thanh khoản.
- Bên cạnh đó, CFO còn phối hợp với trưởng các bộ phận khác như giám đốc Marketing, giám đốc đối ngoại để thực hiện các chương trình quảng cáo, phát triển sản phẩm nhằm tối ưu chi phí một cách hợp lý.
- CFO cũng cần liên kết chặt chẽ với giám đốc nhân sự, để đảm bảo quá trình tuyển dụng không phát sinh những chi phí không cần thiết, hoặc tối ưu cơ chế lương thưởng theo đúng quy định và phù hợp tình hình tài chính của công ty.
- Cuối cùng, CFO chính là người chịu trách nhiệm chính trong suốt quá trình công ty thực hiện kiểm toán, để chắc chắn rằng việc kiểm toán diễn ra minh bạch, tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
» Tìm hiểu công việc của: Kế toán tài chính và Kế toán quản trị
Như bạn đã thấy, CFO thực sự là một vị trí quản lý cấp cao, đòi hỏi chuyên môn giỏi và nhiều kỹ năng. Vì thế, để trở thành CFO trong tương lai, chúng ta sẽ cần bắt đầu từ vị trí: Chuyên viên phân tích tài chính.
Sau đó, khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm và kiến thức, bạn sẽ được đề bạt lên vị trí Chuyên viên phân tích tài chính cấp cao hoặc Chuyên viên hoạch định tài chính.
Và trước khi trở thành giám đốc tài chính, bạn sẽ đảm nhiệm vị trí Trưởng phòng tài chính.
Đó là tất cả những gì chúng ta cần tìm hiểu về CFO - giám đốc tài chính. Nếu bạn yêu thích công việc này, đừng ngại học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và chấp nhận thử thách nhé.