Loading: %
Close
Menu

SHL test là gì? Cách vượt qua bài test SHL dễ dàng!

Mục lục bài viết

Trước khi trở thành thực tập sinh hoặc nhân viên làm việc trong những công ty, tập đoàn lớn, ứng viên thường phải trải qua một vòng thi cực “khoai” mang tên SHL test. Điều thách đố ứng viên nhất trong phần thi này là áp lực về mặt thời gian. Ứng viên phải hoàn thành bài thi trong thời gian cực ngắn. 

Theo như chia sẻ của những anh chị đã từng trải qua phần thi SHL thì đây được coi như nỗi “ám ảnh” trong suốt thời gian thử thách. Vậy SHL test là gì mà lại đáng sợ như vậy? Làm thế nào để đạt điểm tối đa trong vòng thi SHL? 

Tham khảo ngay:

- Bài test IQ

- Bài test DISC

SHL test là gì?

Saville and Holdsworth Limited (SHL) là một công ty quốc tế chuyên thiết kế các bài kiểm tra tính cách, hành vi và năng lực.

Đây là một trong những nhà cung cấp lớn nhất trên toàn cầu, với các sản phẩm có sẵn bằng 30 ngôn ngữ khác nhau và có thể truy cập ở hơn 150 quốc gia. SHL đã giúp hàng ngàn doanh nghiệp, bao gồm một số doanh nghiệp được liệt kê trong Forbes 500 tuyển dụng được những nhân tài tốt nhất.

Như vậy SHL test là bài kiểm tra do công ty SHL phát hành nhằm mục đích đánh giá năng lực toàn diện của ứng viên, từ khả năng đọc hiểu đến khả năng tư duy và phân tích dữ liệu.

SHL test có danh tiếng uy tín vì chúng được thiết kế bởi các nhà tâm lý học nghề nghiệp và sử dụng dữ liệu thu được từ nơi làm việc. Điều này đảm bảo mọi câu hỏi được đặt ra trong mọi bài kiểm tra SHL đều xoáy sâu vào tâm lý và kỹ năng của mỗi thí sinh.

Ngoài các kỹ năng liên quan, bạn còn được kiểm tra cả về tốc độ làm bài, độ chính xác cũng như khả năng giữ bình tĩnh trước áp lực. Tất cả những điều này sẽ được báo cáo lại cho nhà tuyển dụng để giúp họ chọn ra ứng viên tốt nhất cho một vị trí cụ thể.

SHL test là một trong những bài kiểm tra tuyển dụng được sử dụng rộng rãi nhất ở Vương quốc Anh. Điểm trung bình của các ứng viên ở phần thi SHL là 80%. Nếu điểm số của bạn cao hơn mức trung bình sẽ làm tăng cơ hội trúng tuyển và tạo ra lợi thế cho bạn cho bạn trong vòng deal lương với nhà tuyển dụng.

Những bài test SHL phổ biến

Có 10 dạng bài kiểm tra năng khiếu SHL được sử dụng nhiều nhất. Đó là:

1. Bài kiểm tra suy luận quy nạp (Inductive Reasoning)

Còn được gọi là suy luận logic hoặc suy luận theo sơ đồ. 

Cấu trúc bài thi gồm 24 câu hỏi và thời gian làm bài là 25 phút. Nhiệm vụ của bạn trong phần thi này là phát hiện các quy tắc lặp đi lặp lại trong một nhóm hình ảnh. Theo đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được khả năng suy luận thông qua việc nắm bắt các điểm tương đồng.

2. Bài kiểm tra lý luận số (Numerical Reasoning)

Cấu trúc bài thi gồm 18 câu hỏi, nội dung câu hỏi tùy thuộc vào cấp độ của bạn trong tổ chức. Thời lượng làm bài trong phần thi này là 25 phút. Bạn sẽ được hiển thị một số dữ liệu, có thể ở dạng bảng hoặc đồ thị, sau đó bạn phải sử dụng thông tin đó để trả lời câu hỏi. Những số liệu được cung cấp đều có liên quan đến công ty mà bạn ứng tuyển. 

Bài kiểm tra lý luận số được sử dụng để đánh giá khả năng làm toán và thống kê của bạn.

3. Bài kiểm tra lý luận bằng lời nói (Verbal Reasoning)

Cấu trúc bài thi gồm 30 câu hỏi và thời gian làm bài là 19 phút. Thông thường, bạn sẽ được hiển thị một đoạn văn và dựa vào đó, bạn phải xác định xem câu hỏi đã cho là đúng hay sai, hay không thể kết luận được. 

Bài kiểm tra lý luận bằng lời nói được thiết kế để kiểm tra khả năng nhận thức của bạn.

4. Bài kiểm tra lý luận cơ học (Mechanical Comprehension)

Phần này được sử dụng để kiểm tra sự hiểu biết của ứng viên về các nguyên lý cơ học. Ứng dụng bánh răng, ròng rọc và đòn bẩy sẽ được đánh giá trong bài kiểm tra này. Thời lượng hoàn thành bài kiểm tra là 25 phút.

5. Bài kiểm tra Đọc hiểu (Reading Comprehension)

Cấu trúc bài thi gồm 18 câu hỏi và thời gian làm bài là 10 phút. Bạn sẽ được yêu cầu suy luận thông tin từ những câu đã viết trước đó.

6. Bài kiểm tra suy luận suy luận (Deductive Reasoning)

Cấu trúc bài thi tương tự như bài kiểm tra đọc hiểu, bạn có thời gian 10 phút để hoàn thành hết 18 câu hỏi. Tất cả các câu đố về sắp xếp chỗ ngồi và các câu hỏi liên quan đến số lượng và bảng đều có thể xảy ra.

7. SHL Management and Graduate Item Bank (MGIB)

Cấu trúc bài thi gồm 3 dạng bài là bài kiểm tra bằng lời nói, bài kiểm tra lý luận số và bài kiểm tra tư duy. Thời gian làm bài cho từng phần lần lượt là 25 phút, 35 phút và 32 phút. Bài kiểm tra được thiết kế dành cho các vị trí cấp quản lý trở lên. Nó đánh giá được khả năng sáng tạo và trí tuệ trừu tượng của thí sinh.

8. Bài kiểm tra khả năng Bespoke

Bài kiểm tra này được sử dụng cho các vị trí thuộc lĩnh vực tài chính và bán hàng. Các câu hỏi được thực hiện tùy chỉnh và phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng.

9. Bài kiểm tra phán đoán tình huống (Situational Judgement)

Các bài kiểm tra này không có câu trả lời đúng hay sai, mà nhằm mục đích xem bạn sẽ phản ứng như thế nào với các tình huống có thể xảy ra tại nơi làm việc.

10. Bài kiểm tra hành vi (Work Behaviour)

Bạn làm việc tốt khi làm việc nhóm hay khi ở một mình? Team số lượng lớn hay số lượng nhỏ?,...

» Tham khảo: Những bài test thường gặp khi phỏng vấn

Cách vượt qua bài test SHL dễ dàng

Dưới đây là các thủ thuật có thể giúp bạn vượt qua bài test SHL một cách dễ dàng:

1 Thực hành các câu hỏi liên quan

Bạn nên làm bài thi đúng theo thời gian mà SHL test quy định để làm quen dần với áp lực thời gian và tìm ra cách tiếp cận tốt nhất để giải quyết vấn đề. 

SHL cung cấp sẵn một số bài test thực hành trực tuyến, rất đáng để sử dụng. Bạn có thể truy cập link này để test thử.

Tuy nhiên, lưu ý rằng các bài kiểm tra của họ ở đây không cung cấp câu trả lời hoặc giải thích chính xác. Chúng chỉ đơn giản là bài kiểm tra với điểm số ở cuối mà thôi.

Đối với dạng bài kiểm tra lý luận số, thí sinh nên nghiên cứu giáo trình và hướng dẫn ôn tập môn Toán cấp độ GCSE, tập trung vào tốc độ và hiệu quả của bài.

Chuẩn bị thông tin để trả lời các câu hỏi có liên quan đến:

  • Phần trăm;

  • Tỷ lệ;

  • Tỷ lệ lạm phát;

  • Bảng cân đối;

  • Biểu đồ giải thích dữ liệu.

Đối với dạng bài kiểm tra lý luận bằng lời nói, thí sinh nên cố gắng đọc càng nhiều báo và tạp chí càng tốt, đặc biệt tập trung vào các vấn đề nhận thức thương mại.

Vào cuối mỗi bài kiểm tra, hãy đảm bảo rằng bạn xem lại các câu trả lời của mình và xem bạn đã sai ở đâu. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra lĩnh vực nào bạn cần cải thiện tốc độ hơn.

2. Quản lý thời gian đúng cách

Thách thức lớn nhất của SHL test đối với thí sinh là quản lý thời gian một cách hiệu quả.

Trước khi bài kiểm tra bắt đầu, hãy ghi nhanh số câu hỏi bạn phải trả lời và thời gian bạn phải trả lời ra giấy. Việc tính toán khoảng thời gian bạn có thể dành cho mỗi câu hỏi là một cách hữu ích để đảm bảo rằng bạn không bỏ lỡ câu hỏi nào khi gần kết thúc bài kiểm tra.

Nếu đến cuối cùng mà bạn vẫn thừa thời gian, bạn hoàn toàn có thể quay lại những câu hỏi mà bạn không chắc chắn.

» Tham khảo: Kỹ năng quản lý thời gian

3. Học hỏi từ những sai lầm của bạn

Đừng xem việc trả lời không chính xác là thất bại; cố gắng xem nó như một cơ hội học tập. Vậy nên bạn cần dành thời gian để xem xét các lỗi sai của mình và tìm ra các biện pháp hạn chế lỗi sai đó một lần nữa trong tương lai. Học hỏi từ những sai lầm của bạn sẽ giúp bạn ghi nhớ lâu hơn. Rất có thể, nếu bạn thấy câu hỏi tương tự xuất hiện trong bài kiểm tra thực, bạn sẽ nhận được câu trả lời chính xác vào lần thứ hai.

4. Tạo thói quen luyện tập

Bạn cần lên lịch làm bài thi thử và tuân thủ đúng theo kế hoạch cho đến khi mọi việc đi vào quỹ đạo.

Cố gắng lắng nghe tâm trí và cơ thể của bạn và chọn ra một khung giờ học hợp lý. Nếu bạn có xu hướng tập trung tốt hơn vào buổi sáng, đó là thời gian để dành cho việc luyện tập SHL test. Còn nếu trí não của bạn hoạt động tốt hơn sau khi ăn xong, hãy đảm bảo rằng bạn có thời gian luyện tập khoảng 1-2 tiếng sau mỗi bữa ăn.

Đừng quên nghỉ giải lao ngắn sau khi kết thúc bài kiểm tra để não bộ hoạt động minh mẫn trở lại. Ôn tập trong một không gian yên tĩnh và chuẩn bị một cốc nước bên cạnh là hai lời khuyên hữu ích giúp bạn có một buổi ôn tập hiệu quả.

5. Lên dây cót tinh thần trước giờ G

Thức xuyên đêm để luyện tập trước ngày thi không phải là một ý kiến hay. Học như vậy thì não của bạn cũng không hấp thụ được đáng bao nhiêu.

Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn có một sức khỏe tinh thần và thể chất ở trạng thái ổn định nhất. Nên đi ngủ sớm vào tối hôm trước và thức dậy sớm vào sáng hôm sau để lên dây cót tinh thần cho bản thân.

Đừng coi thường chất lượng giấc ngủ, nó có thể ảnh hưởng tới khả năng tư duy của não đấy. Hít thở một hơi thật sâu và nhớ rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi.

Đọc đến đây, bạn đã hiểu SHL test là gì rồi chứ? Hy vọng những thủ thuật mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn ổn định tâm lý và chuẩn bị thật kỹ lưỡng về mặt kỹ năng, kiến thức cũng như sức khỏe để phát huy tối đa khả năng trong bài thi thực. Chia sẻ bài viết này tới nhiều bạn bè của bạn để họ cũng tự tin tham gia phần thi của SHL nhé. 

Xem ngay những vị trí KFC đang tuyển dụng » TẠI ĐÂY

 
 

Tìm việc làm

Việc làm khác

CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH KFC VIỆT NAM

Mã số thuế: 0100773885 - Ngày cấp:29/10/1998 - Nơi cấp: Cục Thuế Thành Phố Hà Nội

Địa chỉ: Số 292 Bà Triệu, P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Số điện thoại: (028) 38489828 - Email:job@kfcvietnam.com.vn

Tra cứu kết quả