Loading: %
Close
Menu

Stress là gì? Cách vượt qua stress hiệu quả!

Mục lục bài viết

Stress không còn là điều quá xa lạ đối với cuộc sống của chúng ta ngày nay. Thậm chí tình trạng này ngày càng diễn biến phức tạp hơn và không phân biệt độ tuổi mắc phải. Vậy chính xác thì stress là gì, và khi bị stress thì chúng ta nên làm gì để thoát khỏi nó? 

Stress là gì?

Stress được định nghĩa là bất kỳ sự thay đổi nào gây ra căng thẳng về cảm xúc, thể chất và tâm lý. Stress có thể đến từ bất kỳ suy nghĩ hay sự kiện nào khiến bạn cảm thấy thất vọng, lo lắng hoặc tức giận. 

Có 2 kiểu stress chính là:

- Stress cấp tính: Đây là căng thẳng ngắn hạn và sẽ biến mất nhanh chóng. Bạn sẽ cảm nhận được tình trạng này trong khi đạp phanh, đánh nhau với đồng đội hoặc bị rơi xuống dốc,... Nó cũng có thể xảy ra khi bạn làm điều gì đó kích thích hoặc thú vị. 

- Stress mãn tính: Bạn có thể gặp phải tình trạng căng thẳng mãn tính nếu gặp phải vấn đề về tiền bạc, gặp rắc rối trong công việc hoặc có một hôn nhân không hạnh phúc. Nói chung bất kỳ loại stress nào diễn ra trong nhiều tuần, nhiều tháng và không có dấu hiệu dừng lại đều được gọi là căng thẳng mãn tính. Nó cũng có thể xuất phát từ những trải nghiệm đau thương thời thơ ấu.

Mọi người đều từng trải qua stress ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, cách bạn đối phó với stress sẽ tạo ra sự khác biệt lớn đối với sức khỏe tổng thể của bạn. 

Trong các đợt bùng nổ ngắn hạn, căng thẳng có thể mang tính tích cực, chẳng hạn như giúp bạn tránh nguy hiểm hoặc vượt qua deadline. Nhưng khi căng thẳng kéo dài, đôi khi bạn có thể trở nên quá quen thuộc với tình trạng căng thẳng đến mức không nhận ra đó là một vấn đề. Nếu bạn không tìm cách quản lý căng thẳng, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe. 

Ví dụ, nhiều người đối phó với stress bằng cách ăn quá nhiều hoặc bằng cách hút thuốc. Những thói quen không lành mạnh này gây hại cho cơ thể và tạo ra những vấn đề lớn hơn về lâu về dài, bao gồm: Huyết áp cao; Bệnh tim; Bệnh tiểu đường; Béo phì; Trầm cảm hoặc lo lắng thái quá; Các vấn đề về da liễu, chẳng hạn như mụn trứng cá; Các vấn đề về kinh nguyệt.

Tham khảo:

- Thành công là gì?

Thất bại là gì?

Nguyên nhân của stress

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau trong cuộc sống có thể gây ra stress. Trong đó, một số nguyên nhân chính khiến chúng ta rơi vào tình trạng stress bao gồm: tài chính, công việc, tính cách, việc nuôi dạy con cái, các mối quan hệ và những bất tiện hàng ngày.

1. Vấn đề tài chính

Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), tiền là nguyên nhân hàng đầu gây căng thẳng ở Hoa Kỳ. Trong một cuộc khảo sát vào năm 2015, APA báo cáo rằng 72% người Mỹ luôn căng thẳng về tiền bạc ít nhất là trong tháng trước đó.  Phần lớn những người tham gia nghiên cứu đều cho rằng vấn đề tài chính là một nguồn căng thẳng đáng kể. 

2. Công việc

Một số nguyên nhân góp phần gây ra stress trong công việc bao gồm: Làm quá nhiều việc, mất an toàn trong khi làm việc, không hài lòng với công việc, hoặc xảy ra xung đột với sếp và đồng nghiệp.

Việc đặt công việc lên trước mọi thứ có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của bạn, bao gồm các mối quan hệ cá nhân cũng như sức khỏe tinh thần.

3. Các mối quan hệ cá nhân

Những mối quan hệ toxic luôn ẩn náu trong cuộc sống của chúng ta, và những căng thẳng mà chúng ta gặp phải từ những mối quan hệ này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tâm sinh lý. Đó có thể là một thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hay một đối tác thân thiết. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căng thẳng trong các mối quan hệ, chẳng hạn như: 

- Quá bận rộn đến mức không thể dành nhiều thời gian cho nhau và chia sẻ trách nhiệm;

- Ít quan hệ tình dục do bận rộn, do các vấn đề sức khỏe hoặc bất kỳ lý do nào khác;

- Có sự lạm dụng hoặc kiểm soát quá mức trong mối quan hệ;

- Bạn hoặc người kia đang uống quá nhiều rượu hoặc sử dụng chất kích thích,...

Đôi khi, căng thẳng trong các mối quan hệ cá nhân cũng có thể liên quan đến mối quan hệ của chúng ta với những người trên mạng xã hội, chẳng hạn như Facebook. Ví dụ, bạn đang lướt mạng xã hội thì thấy bạn cùng trang lứa khoe nhà, khoe xe,...Điều này khiến bạn cảm thấy tự ti và dần trở thành stress mãn tính. 

4. Nuôi dạy con cái

Mức độ stress cao trong việc nuôi dạy con cái có thể khiến cha mẹ trở nên gay gắt, tiêu cực và độc đoán. Điều này góp phần làm giảm chất lượng mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái. Ví dụ, bạn thường không giao tiếp cởi mở với con nên từ đó về sau, con bạn không bao giờ tìm đến bạn để xin lời khuyên, hoặc là bạn và con bạn luôn xảy ra tranh cãi khi đề cập đến vấn đề nào đó.

Nguồn gốc của những căng thẳng trong việc nuôi dạy con cái có thể đến từ việc giảm thu nhập, nuôi con đơn thân, con quá nghịch ngợm, căng thẳng trong hôn nhân, căng thẳng trong công việc,...

5. Cuộc sống hàng ngày và sự bận rộn

Stress còn có thể bắt nguồn từ những bất tiện hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta, chẳng hạn như làm mất chìa khóa, đi muộn hoặc quên mang theo một món đồ khi ra khỏi nhà. Ban đầu, đây chỉ là những trở ngại nhỏ, nhưng nếu chúng xảy ra thường xuyên, chúng sẽ trở thành nguồn gốc của sự lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý.

Những ngày này, mọi người bận rộn hơn bao giờ hết, và điều đó khiến tình trạng căng thẳng vì quá bận rộn ngày càng trở nên phổ biến hơn. 

6. Tính cách

Đặc điểm tính cách cũng có thể là nguồn gây ra tình trạng căng thẳng.

Ví dụ, những người theo chủ nghĩa hoàn hảo luôn mang lại căng thẳng cho bản thân một cách không cần thiết vì những tiêu chuẩn chính xác mà họ đề ra. Dần dần những căng thẳng này sẽ tích tụ và gây ra nhiều hậu quả tiêu cực liên quan đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần.

Biểu hiện thường gặp khi bạn bị stress

Không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng nhận ra mình đang bị stress, nhưng có một số dấu hiệu có thể cho thấy bạn đang gặp quá nhiều áp lực. Đó là:

  1. Các dấu hiệu tâm lý như khó tập trung, lo lắng, hồi hộp và khó ghi nhớ 

  2. Các dấu hiệu cảm xúc như tức giận, cáu kỉnh, ủ rũ hoặc thất vọng

  3. Các dấu hiệu thể chất như huyết áp cao, thay đổi cân nặng, thường xuyên bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và ham muốn tình dục

  4. Các dấu hiệu hành vi như không chịu chăm sóc bản thân, không có thời gian cho những thứ bạn thích hoặc dựa vào ma túy và rượu để cai nghiện. Bạn cũng thường xuyên né tránh hoặc dễ dàng bị kích thích bởi sự hiện diện của một ai đó.

Cách vượt qua stress hiệu quả

Stress không phải là một căn bệnh và không có phác đồ điều trị cụ thể. Tuy nhiên, có một cách có thể giúp bạn giảm căng thẳng hiệu quả, đó là thực hiện tâm lý trị liệu, đồng thời điều trị các triệu chứng do căng thẳng mãn tính gây ra bằng thuốc. Chẳng hạn như thuốc hỗ trợ giấc ngủ, thuốc chống trầm cảm,...

Một số phương pháp khác cũng có thể hữu ích trong việc giảm căng thẳng bao gồm châm cứu, liệu pháp hương thơm, xoa bóp, yoga và thiền.

Mặc dù stress là không thể tránh khỏi, nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát nó thông qua một số thói quen sau đây.

  1. Cố gắng tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất có tác động rất lớn đến não bộ và cơ thể của bạn. Chỉ cần tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày, đặc biệt vào buổi sáng, sẽ làm giảm căng thẳng và cải thiện nhiều triệu chứng liên quan đến bệnh tâm thần;

  2. Chăm sóc bản thân: Kết hợp các hoạt động chăm sóc bản thân vào trong thời gian biểu của bạn là điều cần thiết để chống lại căng thẳng. Ngủ đủ giấc, ăn uống khoa học, mua quần áo mới, đọc một cuốn sách nói về chủ đề mà bạn quan tâm hay chăm sóc da định kỳ,...Đó là những hoạt động mà bạn nên làm để chăm sóc tâm trí, cơ thể và tinh thần của bạn, từ đó giúp bạn sống một cuộc sống tốt nhất;

  3. Thực hành chánh niệm: Chăm chỉ thực hành các phương pháp chánh niệm 10 phút mỗi ngày có thể giúp bạn trở nên tỉnh táo và có ý thức hơn trong suốt cuộc đời.

Đọc đến đây, bạn đã hiểu stress là gì và các biểu hiện của cơ thể khi gặp phải tình trạng stress rồi chứ? Có thể nói việc hiểu biết rõ ràng về mức độ ảnh hưởng của stress đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn là điều rất quan trọng. Hãy lắng nghe thật kỹ cơ thể mình và thay đổi bản thân theo hướng tích cực trước khi những điều vụn vặt trong cuộc sống khiến bạn trở thành stress mãn tính bạn nhé.

Đừng quên thực hành lòng biết ơn để thấy bản thân mình đang hạnh phúc và có rất nhiều điều thú vị trong cuộc sống này.

Tìm việc làm

Việc làm khác

CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH KFC VIỆT NAM

Mã số thuế: 0100773885 - Ngày cấp:29/10/1998 - Nơi cấp: Cục Thuế Thành Phố Hà Nội

Địa chỉ: Số 292 Bà Triệu, P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Số điện thoại: (028) 38489828 - Email:job@kfcvietnam.com.vn

Tra cứu kết quả