Loading: %
Close
Menu

Nguyên nhân và cách giảm áp lực trong công việc!

Mục lục bài viết

Người ta thường nói “Áp lực tạo nên kim cương”, và trong công việc cũng thế, phải có áp lực thì chúng ta mới có sức mạnh tạo ra được những thành công nhất định. Vậy áp lực công việc là gì? Nó có giống với stress hay không? Và điều quan trọng hơn cả là làm thế nào để chúng ta có thể vượt qua áp lực trong công việc? 

Áp lực công việc là gì? 

Áp lực công việc là sự thôi thúc bạn hoàn thành các nhiệm vụ liên quan đến công việc trong một khoảng thời gian cụ thể, và bạn có thể chấp nhận được.

Có 2 loại áp lực công việc là:

  1. Áp lực nội bộ: Bạn có thể gặp áp lực này khi bạn mong đợi làm việc chăm chỉ hơn và đạt được nhiều thành tích hơn. Bạn có thể thúc đẩy bản thân hoàn thiện năng lực của mình cho một lĩnh vực cụ thể trong tổ chức.

  2. Áp lực bên ngoài: Các bên liên quan khác có thể gây áp lực này lên bạn khi họ mong đợi bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong thời gian có hạn. Ví dụ, người quản lý yêu cầu bạn làm việc trong điều kiện và hoàn cảnh khắt khe để rèn giũa khả năng ứng biến.

Như vậy, stress trong công việc là phản ứng xảy ra khi áp lực từ công việc vượt quá ngưỡng khả năng chịu áp lực về tinh thần, thể chất và cảm xúc của bạn.

» Tìm hiểu về: Thành côngThất bại

Những biểu hiện thường gặp

Các dấu hiệu của áp lực liên quan đến công việc có thể là dấu hiệu thể chất, dấu hiệu tâm lý hoặc dấu hiệu hành vi.

Các dấu hiệu thể chất bao gồm:

  1. Mệt mỏi

  2. Căng cơ

  3. Nhức đầu

  4. Tim đập nhanh

  5. Khó ngủ

  6. Rối loạn tiêu hóa

  7. Vấn đề da liễu.

Các dấu hiệu tâm lý bao gồm:

  1. Trầm cảm
  2. Lo lắng khi phải đến công ty
  3. Nản lòng
  4. Cáu gắt
  5. Bi quan
  6. Giảm khả năng tập trung

Các dấu hiệu hành vi bao gồm:

  1. Tăng số ngày ốm hoặc nghỉ làm

  2. Khả năng sáng tạo bị giảm sút

  3. Giảm hiệu suất công việc 

  4. Xảy ra nhiều vấn đề với mối quan hệ giữa các cá nhân

  5. Thường xuyên thay đổi tâm trạng và cáu kỉnh

  6. Bốc đồng, thiếu kiên nhẫn

  7. Không thích hòa nhập.

Nguyên nhân khiến bạn thấy áp lực trong công việc

Một số yếu tố thường gây ra áp lực trong công việc bao gồm:

  1. Tăng ca quá nhiều

  2. Khối lượng công việc nặng

  3. Những thay đổi trong tổ chức

  4. Thời hạn chặt chẽ

  5. Thay đổi nhiệm vụ đột ngột

  6. Công việc không an toàn

  7. Thiếu tự chủ

  8. Công việc nhàm chán

  9. Không đủ kỹ năng để đáp ứng cho công việc

  10. Sự giám sát quá mức của quản lý

  11. Môi trường làm việc không phù hợp

  12. Thiếu nguồn lực và thiết bị cần thiết để làm việc

  13. Ít cơ hội được chứng tỏ bản thân

  14. Bị quấy rối

  15. Bị phân biệt đối xử

  16. Mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp hoặc sếp

Cách giảm áp lực công việc

Dưới đây là những cách hữu ích mà bạn có thể tham khảo để quản lý áp lực trong công việc:

1. Xác định những gì gây ra áp lực trong công việc

Bạn sẽ không thể quản lý được áp lực từ công việc một cách hiệu quả nếu không nắm được đâu là nguyên nhân gây ra những áp lực đó. 

Một cách tuyệt vời để xác định các nguyên nhân kể trên là ghi lại các hoạt động hàng ngày của bạn vào một quyển nhật ký và phân tích chúng để xác định các nhiệm vụ hoặc kỳ vọng gây ra áp lực trong công việc. 

Bạn cũng có thể ghi lại các hành động, phản ứng và sự kiện có liên quan để nắm bắt được suy nghĩ và cảm xúc của mình trong ngày hôm đó. Đừng quên ghi lại các tương tác của bạn với đồng nghiệp và người quản lý, bởi vì họ cũng có thể là nguồn gây áp lực cho bạn trong công việc.

2. Sắp xếp các hoạt động và kỳ vọng theo thứ tự ưu tiên

Bước này giúp bạn hiểu các vấn đề cần xử lý và thứ tự thời gian của chúng. Bạn có thể ưu tiên các kỳ vọng hoặc nhiệm vụ đơn giản trước để chuẩn bị cho những kỳ vọng hoặc nhiệm vụ phức tạp hơn. 

3. Sống lành mạnh

Áp lực từ công việc có thể đẩy bạn vào những thói quen xấu, chẳng hạn như tiêu thụ quá nhiều sản phẩm chứa caffeine như cà phê, nước tăng lực,...Thay vào đó, bạn có thể hợp lý hóa những thói quen xấu này khi bị áp lực bằng cách:

- Ăn thực phẩm lành mạnh như rau, trái cây và các loại tinh bột lành mạnh;

- Uống nhiều nước và dành thời gian cho việc tập thể dục. 

Những thói quen lành mạnh kể trên có thể giúp bạn xử lý áp lực công việc tốt hơn.

4. Dành thời gian ngắn để nạp lại năng lượng

Bạn có thể thực hiện nhiều hoạt động khác nhau để nạp lại năng lượng. Ví dụ, bạn có thể tham quan một điểm đến nào đó, đi mát-xa thư giãn hoặc đi bộ đường dài,... Những hoạt động này có thể giúp bạn giảm bớt phiền muộn, từ đó làm việc cũng thoải mái và tập trung hơn rất nhiều so với khi bạn làm việc không ngừng nghỉ.

5. Trao đổi với sếp của bạn

Nếu người quản lý của bạn quá khắt khe hoặc có vấn đề với môi trường làm việc của bạn, bạn chắc chắn sẽ gặp áp lực trong công việc. Vì vậy, đừng ngại tương tác với quản lý để tìm ra giải pháp và thông báo cho họ về những mối quan tâm của bạn. Một số quản lý có thể lắng nghe và đưa ra những tư vấn hữu ích giúp bạn giảm bớt áp lực. 

6. Quản lý tham vọng 

Đôi khi chính tham vọng của bạn lại là thứ gây nên áp lực công việc cho chính bản thân bạn. Bạn có thể có tham vọng, điều này hoàn toàn bình thường, nhưng đừng để nó trở thành gánh nặng. Kể cả khi không đạt được mục tiêu thì cũng đừng nghĩ mình là người yếu kém. 

Hãy đánh giá cao sự nỗ lực của bạn và chấp nhận rằng các yếu tố khác có thể làm chậm tiến độ của bạn. Sau đó tìm hiểu những sai lầm mà bạn vừa mắc phải và cố gắng hết sức vào lần sau. 

7. Tìm kiếm sự hỗ trợ

Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ nếu áp lực quá lớn và bạn không thể quản lý được. Giao lại một số nhiệm vụ cho đồng nghiệp và thông báo cho người quản lý của bạn rằng bạn đã phát huy hết khả năng của mình. 

Bạn cũng có thể chia sẻ với đồng nghiệp, thành viên gia đình, quản lý hoặc chuyên gia nhân sự về áp lực của bạn trong công việc, nguyên nhân và cách khắc phục nó. Biết đâu những người xung quanh bạn lại có thể giới thiệu những cách tốt hơn để quản lý áp lực thì sao? 

8. Sắp xếp thời gian hợp lý

Deadline có thể gây ra áp lực trong công việc. Vì sao vậy? Khi không hoàn thành đúng deadline, trong đầu bạn ít nhiều cũng sẽ xuất hiện ý nghĩ rằng rằng việc này có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp cũng như hình ảnh của bạn trong mắt quản lý và đồng nghiệp. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy áp lực. 

Để kiểm soát vấn đề này thì việc quản lý thời gian là điều cần thiết. Hãy lên lịch cho các hoạt động của bạn và tìm thời điểm làm việc hiệu quả nhất trong ngày để hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp nhất. Sau đó thư giãn và thực hiện các nhiệm vụ đơn giản hơn vào thời gian mà bạn cảm thấy mình làm việc kém năng suất. 

Quản lý thời gian có thể giúp bạn cảm thấy kiểm soát được cuộc sống và kiểm soát được cả áp lực trong công việc.

Bất kỳ công việc nào, dù là công việc chân tay hay trí óc thì cũng đều tồn tại áp lực. Nhưng chúng tôi tin rằng, sau khi đọc xong bài viết này, bạn hoàn toàn có thể quản lý được áp lực công việc và hình thành cho mình những thói quen tốt, từ đó giúp cho công việc trở nên nhẹ nhàng hơn. Hãy chia sẻ cho thật nhiều người khác nữa nếu bạn thấy những thông tin này thật sự hữu ích nhé.


Tìm việc làm

Việc làm khác

CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH KFC VIỆT NAM

Mã số thuế: 0100773885 - Ngày cấp:29/10/1998 - Nơi cấp: Cục Thuế Thành Phố Hà Nội

Địa chỉ: Số 292 Bà Triệu, P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Số điện thoại: (028) 38489828 - Email:job@kfcvietnam.com.vn

Tra cứu kết quả