Loading: %
Close
Menu

Tiền lương ngừng việc

Mục lục bài viết

Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định, khi có sự cố về điện nước hoặc bất kỳ sự cố nào không phải lỗi của người lao động mà dẫn đến ngừng việc tạm thời thì người sử dụng lao động phải chi trả một khoản bù đắp gọi là tiền lương ngừng việc. Vậy tiền lương ngừng việc là gì? Khoản tiền này được tính như thế nào khi mà Chính phủ vừa ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP về việc tăng lương tối thiểu vùng kể từ ngày 1/7/2022? Cùng tìm hiểu nhé!

» Tham khảo: Tiền lương làm thêm giờ tính như thế nào?

Lương ngừng việc là gì?

Lương ngừng việc là là tiền lương mà người sử dụng lao động buộc phải trả cho người lao động trong trường hợp họ không làm việc nhưng không phải lỗi của họ.

Mức lương ngừng việc được trả như thế nào?

Người lao động sẽ nhận được tiền lương ngừng việc khi xảy ra 1 trong 3 trường hợp sau đây:

  1. Ngừng việc do lỗi của doanh nghiệp (người sử dụng lao động):  Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương theo như hợp đồng lao động.
  2. Ngừng việc do lỗi của người lao động: Trong trường hợp này, đương nhiên người lao động trực tiếp gây ra sự cố sẽ không được trả lương. Nhưng nếu sự cố mà người này gây ra khiến những người lao động khác cũng buộc phải ngừng việc tạm thời thì tất cả những người còn lại sẽ đều nhận được tiền lương ngừng việc theo như thỏa thuận với người sử dụng lao động. Khoản tiền này phải bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng.
  3.  Ngừng việc do một số sự cố bất khả kháng như dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn, sự cố điện nước,…: Mặc dù sự cố này không phải lỗi của người lao động lẫn người sử dụng lao động nhưng người sử dụng lao động vẫn phải trả cho người lao động một khoản tiền lương ngừng việc bằng hoặc cao hơn hơn mức lương tối thiểu vùng.

 

Tiền lương ngừng việc được tính theo công thức sau:

Lương ngừng việc = Số ngày/giờ ngừng việc x tiền lương theo ngày/giờ

Kể từ ngày 1/7/2022 trở đi, mức lương tối thiểu vùng được quy định như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu theo tháng 

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu theo giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

I

4.680.000

22.500

II

4.160.000

20.000

III

3.640.000

17.500

IV

3.250.000

15.600


Giả sử bạn làm việc tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội (tương đương với vùng I) và phải ngừng việc trong 3 giờ do mất điện thì tiền lương ngừng việc tối thiểu mà bạn nhận được là: 

T = 22.500 x 3 = 67.500 (đồng)

Trên thực tế, vẫn còn rất nhiều người lao động không được doanh nghiệp trả tiền lương ngừng việc mặc dù không phải lỗi do họ. Trong trường hợp này, bạn có thể phản ánh với ban lãnh đạo doanh nghiệp hoặc phản ánh với Tổng liên đoàn lao động.

Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp nào không trả đúng và đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động thì sẽ bị phạt tiền theo các mức sau đây:

  1. Từ 5 đến 10 triệu đồng đối với vi phạm từ 1 đến 10 người;
  2. Từ 10 đến 20 triệu đồng đối với vi phạm từ 11 đến 50 người;
  3. Từ 20 đến 30 triệu đồng đối với vi phạm từ 51 đến 100 người;
  4. Từ 30 đến 40 triệu đồng đối với vi phạm từ 101 đến 300 người;
  5. Từ 40 đến 50 triệu đồng đối với vi phạm từ 301 người trở lên.

 

» Cách tính: Tiền lương làm việc ban đêm

Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn đã nắm được cách tính tiền lương ngừng việc. Đừng quên liên tục cập nhật những tin tức mới nhất liên quan đến Luật lao động để bảo vệ quyền lợi của chính mình.


Tìm việc làm

Việc làm khác

CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH KFC VIỆT NAM

Mã số thuế: 0100773885 - Ngày cấp:29/10/1998 - Nơi cấp: Cục Thuế Thành Phố Hà Nội

Địa chỉ: Số 292 Bà Triệu, P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Số điện thoại: (028) 38489828 - Email:job@kfcvietnam.com.vn

Tra cứu kết quả